Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Hagoita - Vật may mắn đầu năm của trẻ em Nhật

Đăng lúc 17:07 ngày 06/12/2013
Với người Nhật, Hagoita không chỉ là một trò chơi truyền thống mà còn là vật mang lại may mắn cho trẻ em Nhật Bản dịp đầu năm mới.
 

Hagoita là một chiếc vợt có dạng hình mái chèo được dùng trong một trò chơi vào đầu năm mới của các bé gái có tên Hanetsuki – cầu lông của Nhật Bản. Ngoài làm vợt để chơi cầu lông, Hagoita còn là biểu tượng may mắn đầu năm của các bé gái.



Trò chơi cầu lông Hanetsuki và chiếc vợt Hagoita

Hanetsuki là trò chơi đánh cầu lông truyền thống của người Nhật vào đầu năm mới. Trò chơi đánh cầu lông hanetsuki, sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm lông, bắt đầu trong thời Heian như là một trò chơi ngày Tết ở hoàng cung. Vào giữa thời Edo vợt hagoita với trang trí rực rỡ bắt đầu xuất hiện, sau đó thậm chí trở thành một thứ đồ mỹ nghệ và người ta thường tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên.


Hai cô gái Nhật đang chơi Hanetsuki

Năm mới đầu tiên sau khi một đứa trẻ được sinh ra được gọi là “hatsu-shogatsu” (Hatsu có nghĩa là “đầu tiên”, và shogatsu có nghĩa là “năm mới”). Vào thời xưa, có một tục lệ cổ để kỷ niệm sự kiện quan trọng của đứa bé này: ông bà, bố mẹ, những người trong gia đình cũng như anh chị em của bố mẹ, nakodo (người làm mối) và bạn bè sẽ gửi tặng Hagoita (vợt cầu lông bằng gỗ) cho bé gái và Hamayumi (bộ cung và tên được làm phép có tác dụng trừ ma quỷ) cho bé trai.

Cả Hagoita và Hamayumi đều bắt nguồn từ một vật báo trước may mắn của năm và xua đuổi những điềm xấu trong dịp năm mới của thời cổ xưa. Người ta nói rằng việc một bé gái đập vợt Hagoita vào cầu Hane sẽ mua đi vận xui của mình.

Hagoita, chiếc vợt may mắn

Cùng dùng để chơi Hanetsuki ngoài vợt Hagoita còn có cầu Hane. Cầu Hane được làm từ lông chim và hạt quả bồ hòn có màu đen, tròn và cứng. Quả bồ hòn được gọi là mukuroji trong tiếng Nhật, được viết bằng chữ Hán với ý nghĩa “đứa trẻ không bị đau ốm”. Hagoita là một loại bùa may mắn để đảm bảo sức khỏe cho bé gái.



Ngày xưa mỗi khi bệnh dịch hoành hành thường làm hàng trăm người chết. Người ta nghĩ nguyên nhân là do muỗi truyền bệnh. Khi chơi hanetsuki, nhìn cầu Hane bay trên không khí giống như con chuồn chuồn bay. Vì chuồn chuồn ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh cầu lông như là một mê tín có thể tránh được dịch bệnh. 

Do đó, vì muỗi sợ Hane, nên Hagoita còn có thêm ý nghĩa bảo vệ đứa bé khỏi bị muỗi đốt. Người Nhật cho rằng, đánh cầu được bao nhiều lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu lần, và tặng vợt hagoita cho con gái đón Tết đầu tiên với hy vọng có cuộc sống an khang. Vì vậy, trò chơi hanetsuki không chú trọng kết quả thắng bại mà mục đích chính là để tránh những điều xui xẻo.


Một cửa hàng bán Hagoita

Sau này, Hagoita không chỉ được dùng để chơi Hanetsuki, mà được dùng chủ yếu như một vật trưng bày. Điều này bắt nguồn từ việc người ta trưng bày Hagoita vào khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 12, sau đó mở một bữa tiệc và mời những người đã tặng quà vào đầu năm đến. Ngôi sao của bữa tiệc kỉ niệm này hẳn nhiên là đứa trẻ.



Hagoita thường được bán tại các hội chợ truyền thống, hagoita ichi, được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Tại Tokyo, chúng được bán tại cái đền điện, đặc biệt là Asakusa Jinja và Furukawa Fudō.

Tại Việt Nam, bạn có thể ngắm những chiếc vợt hagoita tinh xảo ở các trung tâm giao lưu văn hóa, hoặc tại các lễ hội Nhật Bản.

Bookkhachsan.com _ Theo Dulichvietnam




Qua Tang Online