Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Văn hóa ẩm thực

Loài người sử dụng hải tảo như thế nào?

Đăng lúc 09:44 ngày 20/06/2007
Photo
Kể từ thời tiền sử, người Trung Quốc và Nhật Bản đã sử dụng hải tảo như là một thành phần chủ lực trong các bữa ăn hàng ngày.
 


Năm 600 trước Công nguyên, Sze Teu đã viết: “Một số loài hải tảo là những đặc sản chỉ dùng để tiếp đãi thực khách, thậm chí cho bản thân các hoàng đế”. Có 21 loại hải tảo dùng trong nấu ăn ở Nhật Bản, trong đó có 6 loại hải tảo đã được dùng vào thế kỷ thứ 8. Tả chiếm 10% trong các bữa ăn của người Nhật và nhu cầu tiêu thụ tảo tăng trung bình 3,5kg cho mỗi hộ gia đình vào năm 1973, đến năm 1983, nhu cầu tiêu thụ hải tảo đã tăng lên 20%.

Loại hải tảo Nori là thành phần rất quan trọng oqr Nhật Bản, tiếp đến là Kombu, Wakame. ở phương Tây, hải tảo được xem như là loại thức ăn chữa bệnh, do đó nó đã bộc phát nhu cầu tiêu thụ hải tảo tăng vào cuối thế kỷ 20. Vào thế kỷ thứ 10, lọai hải tảo đỏ (hồng tảo) Palmaria Palmata đã từng xuất hiện trong các huyền thoại Băng đảo, loại hồng tảo này được dùng ở Ireland và Scotland trong một thời gian dài. Vào thế kỷ 19, loại tảo Irish Moss được xem là thức ăn chữa bệnh ở Irealand, mặc dù vậy trước đó đã không nhiều người biết đến nó. Nhiều loại hồng tảo đã được sử dụng ở khu vực Địa Trung Hải làm thuốc nhuộm cũng như chữa bệnh kể từ thời tiền Thiên Chúa. Việc sử dụng tảo bẹ có niên đại ít nhất vào thế kỷ thứ 5 ở Trung Quốc. Thân cây tảo hoặc tảo phơi khô sau khi thu hoạch rồi được cắt thành từng sợi, rồi xay thành bột.

Ở Nhật Bản người ta thường dùng tảo bẹ để chế biến thức ăn với cá, thịt, canh hoặc dùng làm rau với cơm. Bột tảo bẹ hoà vào xốt và canh hoặc thêm vào cơm. Hoặc người ta cũng dùng bột tảo bẹ nấu chung với các loại đậu nhằm tăng cường dinh dưỡng và cải thiện đường tiêu hoá thức ăn. Một vài loại hải tảo còn được sử dụng thay thế trà. Tảo bẹ rất quan trọng trong văn hoá ẩm thực Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1976, khoảng 176.000 tấn tảo bẹ được vớt từ biển cả và khoảng 22.000 tấn do trồng trọt mà có ở Nhật Bản. Ở Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 5, tảo bẹ đã được nhập từ Nhật Bản cho mãi đến khi thành lập nước CHND Trung Hoa. Vào đầu thập niên 1950, Trung Quốc đã bắt đầu canh tác tảo bẹ thông qua việc vận chuyển tảo bẹ từ Hoàng Hải, biển Nhật Bản đến Đại Liên (Trung Quốc). Ngày nay ở Trung Quốc ước tính có thể sản xuất đến 10 triệu tấn tảo bẹ.

Một loại tảo bẹ khác cũng được trồng rỗng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản dùng làm thực phẩm, đây là cây lương thực quan trọng nhất ở Nhật Bản về cả giá trị và sản lượng. Sau khi ngâm tảo khô, chúng được đem dùng nấu các món canh, rang, hấp cơm, phủ nước đường...

Ở Trung Quốc, trong hàng thế kỷ, hải tảo được thu hái tự nhiên, chủ yếu ở vùng duyên hải Đông Trung Quốc. Ngày nay chủ yếu tảo được trồng chính ở vùng Thanh Đảo và Đại Liên (vùng Hoàng Hải), nơi đây cây tảo được trồng theo phương pháp lai cấy từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, cây tảo khó phát triển vì vậy sản phẩm hàng năm ở Trung Quốc khá thấp ước tính khoảng vài trăm tấn tảo khô mỗi năm. Tảo Walcame thường dùng trong các món canh, như canh miso và món rau trộn sunomono. Các cuộc nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Hokkaido đã tìm ra chất fucoxanthin trong tảo Walcame có thể trị chứng nám da.

Kể từ thế kỷ 17, các ngư dân Nhật Bản đã trồng các cây tre hoặc cây bụi tại các khu vực nước nông nhằm gia tăng môi trường sống cho tảo nori. Vào mùa thu, các cây bụi này được đặt tại các khu vực đá, nơi mà các bào tử của tảo được hình thành; vào mùa đông, những cây bụi được dịch chuyển đến các vùng cát để cây tảo ra lá. Tảo nori được bán thành các phiến lá, chúng được phơi khô rồi thêm vào các món xốt, canh và nước xuýt. Những lá tảo nori nhỏ, kô dùng để gói các viên cơm, tạo thành món ăn trưa nhẹ khá phổ biến cho trẻ em Nhật Bản.

Giá trị dinh dưỡng của tảo nori là có thành phần đạm cao (từ 25-35% cho tảo khô), các vitamin, muối khoáng, đặc biệt là chất iốt. Thành phần vitamin C gấp 1,5 lần so với cam quả, 75% chất đạm và cacbon hyđrat giúp ích cho nhu cầu tiêu hoá của con người. Lá tảo nori dùng cho nhiều món ăn sushi, cơm cuộn, đồ trang trí bề mặt, đò gia vị cho nhiều món mì, phở và các món ăn khác.


Qua Tang Online