Cây chè đắng được trồng nhiều ở Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam chè đắng được trồng ở Cao Bằng. Ở Trung Quốc, chè đắng được trồng nhiều nhất ở Quảng Tây.
Về phần loại thực vật, cây chè đắng Cao Bằng và khổ đinh trà Quảng Tây đều có cùng họ, cùng chi.
Do đặc điểm: Lá chè được chế biến cuộn chặt như cái đinh, vị lại rất đắng. Tiếng Trung Quốc khổ là đắng, chè là trà nên có tên gọi khác: “Khổ đinh trà”.
Chè đắng là loại cây thân gỗ, có cây cao đến 30 mét.
Theo y học cổ truyền Trung Hoa: Khổ đinh trà có tác dụng tản phong nhiệt, chữa cảm mạo nhức đầu, ngứa mắt, viêm mũi, giải độc, làm dịu chứng rung cơ, giảm khát, chữa viêm phế quản, giảm ho, tiêu đờm; tăng cường tiêu hóa, giảm tác hại của bệnh tiêu chảy, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ.
Theo y học hiện đại: những kết quả nghiên cứu mới đây công bố, chè đắng có tác dụng giảm cholestorol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn suy thoái chức năng tim và não, giãn khí quản, điều hòa mô mỡ, giảm tích tụ mỡ, làm cho cơ thể cân đối (chống béo phì). Dịch chiết nước chè đắng có tác dụng kháng khuẩn cao.
Thành phần hóa học của chè đắng: ngoài một số hoạt chất chính khác với chè xanh, còn đại bộ phận các thành phần khác cũng tương tự như chè xanh, chỉ khác nhau về hàm lượng. Ví dụ trong chè đắng Cao Bằng có hàm lượng flavoonoid (chất có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư) lại cao gấp 7 lần chè xanh.
Liều thường dùng: 2 lá khô (còn gọi là 2 đinh) cho ấm trà 1 người uống; pha nước sôi nhiều lần để uống đến khi hết vị đắng.
Uống chè đắng có giảm khả năng sinh lý đàn ông?
Điều này các tài liệu y học cổ truyền và hiện đại chưa thấy ghi. Đồng bào dân tộc ở Cao Bằng uống chè đắng đã bao đời nay chưa thấy ai nói tới tác dụng giảm khả năng sinh lý của đàn ông sau khi dùng chè đắng.