Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

“Ngược dòng” thủ đô Nay Pyi Daw

Đăng lúc 17:30 ngày 22/02/2014
Khi tớ nói với người bạn Myanmar rằng tớ muốn đến thăm thủ đô mới Nay Pyi Daw, cậu ấy đã nhìn tớ đầy ngạc nhiên vì hầu như chẳng có người dân Myanmar nào muốn đến đó trừ khi phải giải quyết thủ tục hành chính. Trong khi trên các diễn đàn du lịch, “ta ba l
 
   Thủ đô Nay Pyi Daw chỉ mới được xây dựng từ năm 2006, khi đất nước này bắt đầu bước sang một trang sử mới - thời kỳ cải cách toàn diện và mở cửa đất nước, hội nhập khu vực.

   Mỗi quận của thủ đô là một đặc khu có chức năng riêng, ví dụ như khu khách sạn – du lịch, khu thương mại - chợ và hàng quán, khu hành chính tập trung các cơ quan công sở, bộ ngành của chính phủ... Riêng khu làng đại học thì lại nằm ở ngoại ô, cách xa thành phố để sinh viên chú tâm học tập.
***
 
   Khi tớ nói với người bạn Myanmar rằng tớ muốn đến thăm thủ đô mới Nay Pyi Daw, cậu ấy đã nhìn tớ đầy ngạc nhiên vì hầu như chẳng có người dân Myanmar nào muốn đến đó trừ khi phải giải quyết thủ tục hành chính. Trong khi trên các diễn đàn du lịch, “ta ba lô” đều khuyên phải một lần đến Nay Pyi Daw để cảm nhận sự khác biệt…
 
Thành phố lặng như tờ
 
   Xe vừa vào đến, tớ đã ngạc nhiên khi nhìn thấy một nơi vắng bóng người. Thành phố như vừa bước ra từ một câu chuyện cổ tich với thung lũng được bao quanh bởi những dãy núi cao trùng điệp và những cánh đồng xanh ngát bất tận.
 
   Cả ngày dạo quanh thanh phố, tớ cảm thấy rất thoải mái khi được ngồi ô tô chạy bon bon trên những con đường đại lộ rộng thênh thang, vắng vẻ. Vì đây chỉ là trung tâm hành chính - chính trị của quốc gia Myanmar thôi (trong khi thành phố Yangoon - trung tâm kinh tế lớn và phát triển nhất nước) nên tại Nay Pyi Daw có rất ít trung tâm thương mại, cửa hàng buôn bán hay các tụ điểm vui chơi giải tri mà chỉ toàn là công sở và cơ quan chính quyền.
 
   Ở Nay Pyi Taw có một con đường mà nếu ai chưa từng đi trên những đại lộ lớn của một số nước nổi tiếng thế giới sẽ phải choáng ngợp, đó là đường Yarzahtarni với 16 làn xe, dẫn đến tòa nhà Quốc hội của Myanmar. Tớ được biết là con đường này còn được sử dụng để tổ chức các buổi diễu binh của quân đội Myanmar và còn có thể biến thành đường băng phục vụ cho máy bay chiến đấu với 5 làn xe được trải bằng bê tông và 3 làn xe bên trong trải nhựa nữa đấy.
 
Vùng đất của Phật
 
   Phật giáo được xem là quốc giáo và hầu hết người dân đều rất sùng bái, vì thế dù là thành phố mới, nhưng tại Nay Pyi Daw vẫn có rất nhiều ngôi chùa lộng lẫy được xây dựng.
 
   Một trong những ngôi chùa lớn nhất tại đây là chùa Uppatasanti, xây dựng năm 2009 (bản sao của tòa tháp vàng tại Yangoon). Đến đây, tớ đã bị “đánh bùa choáng” bởi sự lấp lánh rực rỡ cả ngày lẫn đêm của 60 tấn vàng được dát lên ngôi chùa.
 
   Điểm đặc biệt là chùa có 7 am tự nhỏ với hình tượng 7 Đức Phật Thích Ca khác nhau, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần, được bố trí vòng sân chùa. Khi được người bạn hướng dẫn rằng phải tự chọn cho mình vị Phật tương ứng với ngày sinh của mình để bái lễ, làm tớ đã hơi bị lúng túng khi không biết mình sinh vào thứ mấy. Sau 5 phút tra lịch vạn niên từ bác Gồ (Google), tớ mới biết được là sinh nhật của mình vào ngày thứ Năm. Thế là tớ tìm đến gian thờ Phật Thứ Năm của mình ở hướng Bắc của chùa để làm nghi lễ bái Phật.
 
   Cậu bạn hướng dẫn là tớ phải thả 1 đồng xu vào bệ nước phía trước tượng sau khi chắp tay bái lạy Phật, sau đó sẽ dùng chiếc gầu nhỏ để múc nước trong bệ và tưới lên tượng Phật trong lúc cầu nguyện. Phải tưới nước tắm Phật từ vai và ngực tượng trước rồi mới tưới lên đầu tượng. Số lần tưới sẽ tương ứng với số tuổi của mình. Cuối cùng, để kết thúc buổi lễ Phật, tớ cùng cậu bạn đã dùng 2 cái dùi to bằng gỗ để gõ 3 tiếng vào chiếc chuông và cồng chiêng to khổng lồ dựng trước sảnh chùa.
 
   Ra khỏi chùa, tớ còn vô tình bắt gặp vài cô cậu học trò ghé lại hàng quán bên đường khi tan học về, để mua những gói trầu cau nhai cho thơm miệng. Hóa ra các bạn ấy có thói quen nhai trầu thay cho việc nhai kẹo cao su bạc hà như teen chúng mình. Ngoài lá trầu, tớ còn thấy các bạn dùng các loại hạt cho vào bên trong khi têm để thêm hương vị. Hạt có thể là hạt trầu, cũng có thể là dừa khô, hạt xoài khô thái nhỏ.
 
   Rời thủ đô Nay Pyi Daw, tớ thấy thanh thản hơn hẳn, mọi suy nghĩ ngổn ngang, xô bồ như được “quét dọn” sạch sẽ.

   Và đây, hình ảnh của một Nay Pyi Daw trong tớ:


 
Ngôi chùa Uppatasanti rực rỡ vào ban đêm
 

 
Đường phố vắng lặng ở thủ đô Nay Pyi Daw
 

 
Tác giả ở Chùa Vàng
 

 
Nghi lễ tắm Phật
 

 
Anh thanh niên đang têm trầu bán tại quán ven đường
 


Bookkhachsan.com - Theo muctim.com.vn


Qua Tang Online