Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Bạn cần biết

Nguồn gốc lịch sử Ngày của Mẹ

Đăng lúc 12:46 ngày 11/06/2013

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.


 
  • La Mã
     
    Thế kỷ thứ V trước Công Nguyên, người La Mã tỏ lòng kính trọng những bà mẹ mà họ gọi là Matralia. Từ năm 204 trước Công Nguyên, vào tháng Ba mỗi năm, từ ngày 15 đến 27, họ tưởng nhớ vị Nữ Thần Mẹ Cybèle (1) (Hy Lạp) hay Rhéa (La Mã, mẹ của mọi vị thần) và lễ Hilaria (thuộc tín ngưỡng) của người La Mã kéo dài từ ngày 15 tới ngày 18 tháng 3. Các lễ này chấm dứt vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên để thay thế bằng lễ Mẹ Maria, Mẹ Chúa GiêSu.
  • 2
    Hoa Kỳ
     
    Julia Ward Howe nảy sinh ra ý kiến lễ Mẹ năm 1872. Bà đã làm lễ đặc biệt cho dịp này mỗi năm tại Boston. Julia Ward Howe, là nhà thơ, tranh đấu cho hòa bình, được nổi tiếng nhờ năm 1870 bà viết bài Mother's Day Proclamation (2) và lời cho bản quốc ca Battle Hymn of the Republic (3)
     
  • 3
    Pháp quốc

    Thêm nữa, ngày 13 tháng 5 năm 1877, ngày chúa nhật thứ hai của tháng 5, Juliet Calhoun Blakeley (1818-1920) bước lên bục giảng kinh tại nhà thờ Episcopal và hoàn tất lời tuyện thệ với Đức Cha Myron Daughterty. Nghe nói là Cha Daughterty nổi tức vì có một nhóm chống đối đã ép con bà Blakeley phải ở trọn đêm trong một quán rượu. Charles và Moses Blakeley hãnh diện vì mẹ nên đã kêu gọi các bạn cùng tỏ lời kính trọng mẹ mình. Trong những năm 1880, nhà thờ Albion tổ chứng ngày Lễ Mẹ vinh danh bà Blakeley.
     
    Đến thế kỷ XIX nước Pháp mời biết đến lễ Mẹ. Năm 1806, hoàng đế Napoléon bày ra việc sáng lâp lễ Mẹ chính thức vào mùa Xuân.
     
    Năm 1897, để chống sự giảm dân số, Liên minh Quốc gia (Alliance Nationale) đã cho ra ý muốn thành lập một lễ cho các Con, đặt tầm quan trọng lên sự mắn con và tiết hạnh của gia đình.
     
    Năm 1906, tại Isère Lễ Mẹ đầu tiên đã được tổ chức do sáng kiến của Hội Ái hữu những người Cha của Gia đình (Union Fraternelle des Pères de Famille). Thêm vào đó hội này tổ chức Lễ Mẹ đầu tiên tại Artas.
     
    Ngày 31 tháng chạp 1917, tại Paris tổ chức lễ những gia đình đông con.

    Ngày 16 tháng Sáu 1918, đại tá Croix Laval khởi xướng việc tổ chức ngày lễ Mẹ đầu tiên tại Lyon . Sau sự kiện này ý nghĩ tổ chức ngày lễ Mẹ đã hình thành. Do trong thời kỳ Ðại chiến thứ nhất, những người Mỹ đã gởi thư vô số kể nhân dịp lễ Mẹ đã thành lập từ lâu tại Koa Kỳ. Từ ngày đó, ngày lễ Mẹ đã quy định là 15 tháng Tám.
     
    Ngày 9 tháng Năm, Bộ trưởng Nội vụ cho phép ngày lễ Mẹ thành ngày lễ quốc gia đầu tiên cho những bà Mẹ đông con. Sự "phong thần" (apothéose) của buổi lễ được diễn biến ngày 19 tháng 12, quá xa so với ngày 18 tháng 8 như lúc đầu đã định!

    Vì những thủ tục hành chánh quá chậm chạp, đến ngày 20 tháng 4 năm 1926 lễ Mẹ mới được tổ chức chính thức nhưng phải đợi đến chế độ Vichy và mãi tới ngày 25 tháng 5 năm 1941 Thống chế Pétain mới đặt ra ngày lễ Mẹ áp dụng cho toàn quốc.
     
    Lúc bấy giờ bên Pháp người dân chưa hưởng ứng nhiều như bên Hoa Kỳ, nhưng nhờ số lượng thiệp mừng ngày Mother's day gởi đến quá nhiều nên đã nung nóng dân Pháp chú ý đến ngày lễ này. Cuối cùng Tổng thống Vincent Auriol ký ngày 24 tháng 5 năm 1950 một đạo luật cho ngày lễ Mẹ và được qui định vào ngày chúa nhật cuối cùng của tháng 5. Tại buổi lễ, những bà mẹ xứng đáng nhất được các thị trưởng và dân biểu tặng huy chương. Huy chương vàng cho những bà mẹ có trên 8 con, nếu có 6, 7 con thì được huy chương bạc và 5 con thì được huy chương đồng.
    Nếu như ngày lễ trùng với ngày Pente Côte thì sẽ được đẩy lùi qua ngày Chúa nhật đầu tiên của tháng 6. Đây là trường hợp giống như năm nay, 2007, lễ Mẹ sẽ là ngày 3 tháng 6.
     
  • 4
    Mexico và Nam Mỹ
     
    Truyền thống lễ Mẹ tổ chức ngày 10 tháng 5. Thông thường họ gởi thiệp chúc mừng. Ở Éthiopie, ngày lễ Mẹ không thể xác định trước được vì tùy thuộc trực tiếp vào thời kỳ mưa chấm dứt. Các trai gái khắp bốn phương về thăm mẹ họ.
     
  • 5
    Anh quốc
     
    Khoảng năm 1600 (tùy những nguồn khác nhau), lễ được tổ chức rộng rãi hơn, cho mọi bà mẹ gọi là Mothering Sunday, bắt đầu từ ngày đầu của Tuần chay (carême). Sau đó ngày lễ được ấn định vào ngày Chúa nhật thứ tư của mùa Xuân. Nhà thờ thì lo việc làm lễ tôn kính Mẹ Maria, còn trẻ nhỏ thì về nhà tặng cho mẹ mình những món quà, hoa và bánh. Trong ngày này những người làm công cho gia đình giàu được dịp nghỉ để về thăm mẹ.
  • 6
    Bỉ quốc
     
    Ngày lễ Mẹ vào ngày chúa nhật thứ hai của tháng Năm và sao y bảng của Hoa Kỳ như số đông các nước như Ðan Mạch, Phần Lan, Ý Ðại Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc Ðại Lợi . Tuy nhiên bên Bỉ quốc, người ta tổ chức lễ tùy vùng, thí dụ miền Anversoire thì lễ Mẹ được tổ chức vào ngày 15 tháng Tám, ngày Mẹ Maria.
     
  • 7
    Ðức quốc
     
    Ngày lễ Mẹ bắt đầu từ năm 1922, dưới nền cộng hòa Weimar. Được tổ chức vào chúa nhật thứ hai của tháng Năm. Ngày đó các bà mẹ nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm gì cả. Các con làm hết. Rồi người ta đi chơi. Sau đó họ trở về nhà và làm bữa cơm thật ngon. Những đứa con tặng quà cho mẹ. Là một ngày mà những bà mẹ được thưởng công ơn đã làm suốt năm.
  • 8
    Argentine
     
    Ngày lễ Mẹ rơi vào ngày chúa nhật thứ ba của tháng 10.
     
  • 9
    Tây Ban Nha
     
    "El dia de la madre" rơi vào ngày chúa nhật đầu tiên của tháng 5. Mẹ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Cả gia đình đi ăn tiệm và mẹ được tặng hoa.
  • 10
    Đan Mạch
     
    Mẹ được ăn chocolate. Lễ tổ chức vào chúa nhật thứ hai của tháng 5. Các tỉnh nhỏ tổ chức long trọng hơn các thành phố.
     
    Sưu tầm



Qua Tang Online