Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Bạn cần biết

Sự tích ngày tết trung thu

Đăng lúc 09:22 ngày 06/09/2013

Tet trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm.


 

Tet trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm.

Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung Thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.
 
 
 
Tết trung thu: sự tích, Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục
 
 
Những sự tích và truyền thuyết về tết trung thu:
 
Đối với người phương Đông, Trung Thu là một trong hai lễ hội quan trọng nhất sau Tết Âm Lịch. Trong những ngày này các gia đình thường quây quần bên nhau, cùng ăn bánh trung thu, bưởi, uống trà và ngắm trăng. Có khi họ dùng bữa ngoài trời và trẻ con nông thôn thường hay đặt vỏ quả bưởi trên đầu như là một biểu hiện để xua đi những điều không may không tốt lành trong nửa năm vừa qua và cầm lồng đèn “đi dạo” khắp phố phường. Ngoài ra, đây cũng là ngày mà nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra: những buổi “hương khói” thần mặt trăng, đốt đèn lồng, múa rồng, múa lân.
 
 
Ở Trung Quốc:
 
 
Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương quý phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng.
 
Có khá nhiều truyền thuyết về Tết Trung Thu ở Trung Quốc, nhưng hầu hết đều nói đến mối tình tuyệt đẹp giữa chàng Hậu Nghệ và nàng Hằng Nga xinh đẹp. Sau đây có những câu chuyện :
 
Sự tích Tet trung thu thứ nhất
 
Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.
 
Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.
 
Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người. 8.gif

Đây là tài liệu có trong truyền thuyết Trung Quốc khá phổ biến ở thời Tây Hán(206 TCN – 24 SCN).
 
 
Sự tích Tết trung thu thứ hai
 
Một phiên bản khác của câu chuyện trên được “khúc xạ”, cũng tương tự như trên rằng Ngọc Hoàng đã gởi Hậu Nghệ, sứ giả của thần giới đến cho Vua Nghiêu để bắn rơi các mặt trời. Và Hậu Nghệ, cùng với vợ chàng: Hằng Nga, vốn là người phàm trần, đem theo một chiếc nỏ màu đỏ và những mũi tên màu trắng đã hoàn thành sứ mạng bảo vệ muôn loài.
 
Sự tích Tết trung thu thứ ba:
 
Hậu Nghệ vốn là người phàm trần và là một xạ thủ rất giỏi, chàng đã bắn rơi 9 mặt trời để cứu loài người, nhưng sau đó chàng ta đã trở thành vua Trung Quốc nhưng rồi anh ta trở nên bạo ngược và thi hành những đạo luật khắt khe với nhân dân.
Một ngày kia, Hậu Nghệ đánh cắp một viên thuốc trường sinh bất lão của một vị nữ thần. Tuy nhiên, Vợ Hậu Nghệ, Hằng Nga đã uống nó vì nàng không muốn chồng của mình cứ mãi mãi trở thành một ông vua bạo ngược để nhân dân oán ghét. Và sau khi uống viên linh dược, Hằng Nga đã bay về trời. Vì quá yêu thương Hằng Nga, Hậu Nghệ đã không nỡ bắn rơi mặt trăng giống như chàng đã từng làm với 9 mặt trời trước đó.
 
Sự tích Tết trung thu thứ tư:
 
Một truyền thuyết khác đã cho rằng: Hằng Nga và Hậu Nghệ đều là những vị thần bất tử sống trên thiên đình. Một ngày kia, người con trai thứ 10 của Ngọc Hoàng đã phân thân thành mười mặt trời từ đó gây nên thảm kịch cho loài người. Trước tình hình đó, Hậu Nghệ, với tài bắn tên của mình đã bắn rơi 9 mặt trời nhưng vì tình cảm, đã tha chết cho bản thể thứ 10 của con trai của Ngọc Hoàng. Dĩ nhiên, Ngọc Hoàng không chấp nhận và rất phật ý. Ông ta đã trừng phạt Hậu Nghệ và Hằng Nga bằng cách bắt họ phải sống cuộc đời con người ở trần thế.
 
Sau khi xuống trần thế, hối tiếc cuộc sống bất tử đã qua, Hậu Nghệ đã bỏ nhà ra đi tìm thứ thuốc có thể trường sinh bất lão. Cuối cùng, chàng tìm thấy Tây Vương Mẫu, bà đã cho Hậu Nghệ linh dược, nhưng dặn rằng: mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có được sự sống trường tồn.
 
Hậu Nghệ đem viên thuốc về nhà và để nó trong một chiếc lọ. Chàng đã cảnh báo Hằng Nga không được mở chiếc lọ ra để xem trong đó có gì và đi săn bắn trong vài tháng. Cũng giống như Pandora trong Thần Thoại Hi Lạp. Sự tò mò đã làm Hằng Nga mở chiệc lọ và tìm thấy viên thuốc, dĩ nhiên nàng đã uống hết viên linh dược mà không biết rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên. Hậu quả thật tai hại, Hằng Nga đã bay về mặt trăng mà không thể cứu vãn được. Kể từ đó cả hai người đã phải sống trong tình cảnh chia lìa, ngăn cách.
 
Ở Khía cạnh lịch sử, Tết Trung Thu được cho là thời điểm kỷ niệm của quân Minh chống lại quân Nguyên vào đầu thế kỷ XIV. Vào thời đó, quân Minh đang nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyên chính vì vậy, việc tụ tập tại những nơi công cộng bị cấm. Thế nên nghĩa quân không thể liên lạc được. Một vị tướng của quân Minh thời đó nhận thấy rằng người Mông Cổ không ăn Bánh Trung Thu, chính vì thế ông ta đã mở một tiệm bán bánh và trong mỗi cái bánh là một miếng giấy nhỏ viết rằng: “Giết tất cả bọn Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8”. Đêm trung thu năm đó, quân Minh đã tiêu diệt được quân Nguyên và giành chính quyền. Và sau đó là việc thành lập triều đại Nhà Minh( 1368 – 1644), dưới sự thống lĩnh của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Kể từ đó, Bánh Trung Thu không chỉ có giá trị ở khía cạnh văn hóa mà nó còn chứa đựng trong nó lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc.
 
Chính vì những lý do đó, Tết Trung Thu trở nên một phần không thể thiếu của nền văn hóa Trung Quốc đến nỗi ngày nay rất nhiều người Trung Quốc đặt tên cho con gái họ là Nguyệt với ước mong con gái họ sẽ xinh đẹp, trong sáng và đầy đặn như mặt trăng vậy.
 
Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.
Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
 
Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.
Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.
 
ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
 
Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thunghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.
 
Sưu tầm từ Internet




Qua Tang Online