Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Dinh dưỡng & Sức khoẻ

Ăn uống phòng bệnh mùa xuân

Đăng lúc 11:39 ngày 24/02/2010
Photo
Mùa xuân là quãng thời gian được tính từ lúc bắt đầu lập xuân đến trước lập hạ một ngày (4.2 - 4.5 dương lịch). Mùa xuân thời tiết ấm, nhưng nhiệt độ lại có sự cách biệt lớn giữa sớm tối và buổi trưa, dễ khiến cho người có thể chất yếu bị nhiễm bệnh.
 


Đặc điểm khí hậu, mùa xuân có nhiều gió (phong). Gió là chủ khí của mùa xuân, nên trong mùa xuân rất dễ mắc các chứng bệnh do gió gây nên. Những loại bệnh này lúc phát tác tương đối nhanh, mà cũng mau khỏi.

Theo y học cổ truyền, về quan hệ giữa thời tiết các mùa với phủ tạng thì, thời tiết mùa xuân có quan hệ mật thiết nhất là gan, các bệnh có liên quan đến gan cũng rất dễ phát tác. Trong mùa này, điều trị bệnh gan cũng có hiệu quả nhất, nếu không kịp thời trị khỏi ở thời gian này thì khi thay đổi thời tiết ở các mùa khác sẽ dễ bị tái phát và còn nặng thêm.

Y học cổ truyền cho rằng, gan tính như phong, trong mùa này thường xuất hiện các triệu chứng “gan phong” như là co giật, run rẩy, đột quỵ, méo miệng (trúng phong), cao huyết áp, bệnh tim mạch. Dưới đây là một số món ăn và thức uống giúp phòng bệnh trong mùa xuân:

Cháo thịt băm cúc hoa:

Cúc hoa 30g, thịt heo nạc 50g, gạo 100g. Rửa sạch cúc hoa, thịt nạc băm nhỏ, đãi gạo sạch cùng thịt nạc bỏ vào nồi cùng khoảng 2 lít nước, nấu lửa nhỏ đến nhừ, cho cúc hoa vào nấu thêm 2 phút là được, nêm nếm gia vị. Ăn hằng ngày có tác dụng dưỡng vị, sinh tân, giải khát, thanh nhiệt, dưỡng âm, phòng cảm mạo các giai đoạn, đau đầu chóng mặt, không muốn ăn uống.

Canh cúc hoa thịt heo nạc:

Cúc hoa 50g, thịt nạc 100g, dầu hạt cải 30 ml. Cúc hoa rửa sạch bỏ ngòi, thịt nạc thái miếng mỏng hoặc sợi, dùng dầu hạt cải xào giòn, nêm nếm gia vị. Dùng làm thức ăn với cơm. Món này có tác dụng phòng cảm mạo sốt, ho, đau đầu, mồ hôi ra quá nhiều.

Giá đỗ xanh trộn:

Giá đỗ tươi 500g, xì dầu, giấm ăn, dầu vừng, hành, gừng, tỏi, gia vị đủ dùng. Giá đỗ bỏ rễ rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc 2 phút vớt ra, đợi nguội cho xì dầu, giấm ăn, dầu vừng, hành, gừng, tỏi trộn đều. Làm thức ăn với cơm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, phòng được bệnh cảm sốt, ăn không ngon.

Nước tang diệp cúc hoa:

Lá dâu (tang diệp), cúc hoa mỗi loại 15g. Rửa sạch hai loại nói trên, dùng nước sôi hãm như trà cho thêm một ít đường trắng, làm trà uống có tác dụng phòng cảm mạo, đau đầu chóng mặt, ngứa họng miệng khát, ho trong mùa xuân.


Qua Tang Online