Huế - làng nón bài thơ
Đăng lúc 10:59 ngày 08/06/2014
Nghề chằm nón lá đã hình thành cách đây hàng trăm năm và nón bài thơ là một nét đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Làng nón Tây Hồ cũng là mảnh đất từng nổi danh có nhiều cô gái xinh đẹp, làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng.
Nghề chằm nón lá đã hình thành cách đây hàng trăm năm và nón bài thơ là một nét đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Làng nón Tây Hồ cũng là mảnh đất từng nổi danh có nhiều cô gái xinh đẹp, làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng.
Làng nón Tây Hồ (xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) là cái tên nổi bật nhất bởi đây chính là nơi xuất xứ của chiếc nón bài thơ nổi tiếng.
Một chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc tưởng chừng như làm rất đơn giản nhưng khi đến đây bạn sẽ hiểu sự kỳ công, vất vả cũng như khéo léo của những đôi bàn tay chân chất.
Nét riêng của nón Tây Hồ rất dễ nhận biết, bất kỳ ai chỉ cần cầm chiếc nón lá Huế trên tay cũng dễ dàng nhận ra là nó thanh mảnh và nhẹ.
Để làm xong hoàn chỉnh một chiếc nón bài thơ vừa đẹp vừa nhẹ, người dân Tây Hồ làm phải hoàn thiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ...
Nét riêng của nón Tây Hồ rất dễ nhận biết chỉ cần cầm chiếc nón lá Huế bất kỳ trên tay, ai cũng dễ dàng nhận ra là nó thanh mảnh và nhẹ. Người xưa đã từng ca ngợi nón lá Huế “mỏng như tờ giấy, nhẹ nhàng như cánh nhạn, đẹp và bền, được nhiều người ưa thích”.
Người dân Tây Hồ luôn tự hào vì quê mình là nơi xuất xứ của nón bài thơ xứ Huế. Không biết tự bao giờ, và ai là người đầu tiên nghĩ ra việc làm nón bài thơ, tức là việc ghép các câu thơ, các bức tranh phong cảnh, các hoa văn cắt giấy vào nón lá Huế để có sản phẩm mới, độc đáo là nón bài thơ. Có lẽ cũng như các tác phẩm nghệ thuật dân gian khác: tác giả chính là nhân dân.
Ban đầu, nón bài thơ được người dân Tây Hồ làm để tặng người thân, không ngờ lại được mọi người yêu thích. Từ đó, những người làm nón ở Tây Hồ bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường. Những câu thơ được đưa lên nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu thơ về Huế.
Ở Tây Hồ không chỉ phụ nữ biết chằm nón mà ngay cả những người đàn ông cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung. Ngày nay để làm đẹp thêm cho chiếc nón, những người thợ làm nghề còn thêm vào đó cả tranh về sông Hương, núi Ngự cạnh bài thơ.
Vùng đất này xưa kia nổi danh có nhiều cô gái xinh đẹp, làm say đắm bao chàng trai trong vùng. Con gái làng Tây Hồ chừng mười tuổi thì đã tự học chằm nón, có người suốt đời chỉ theo nghề chằm nón.
Lẽ thường khi lấy chồng, người con gái Tây Hồ đã mang nghề theo. Và như thế, từ Tây Hồ, những chiếc nón bài thơ toả đi khắp nẻo đường, trở nên gần gũi, thân quen trong cuộc sống thường nhật của mỗi phụ nữ Huế.
Không có cứ liệu làm cơ sở để đưa ra câu trả lời chính xác. Nhưng chắc chắn một điều rằng, người đầu tiên làm việc đó, và cho đến ngày nay, những người kế tục, là những cô gái, những người phụ nữ có tâm hồn tinh tế và bàn tay tài hoa, tiếp đón ý tưởng đầu tiên đầy sáng tạo và lãng mạn để đẩy nón lá Huế lên một mức cao hơn về mặt nghệ thuật.
Người thợ nón lá muốn thổi cái hồn Huế vào trong chiếc nón, và mong muốn cháy bỏng đó của những người thợ gặp môi trường thơ được nuôi dưỡng bởi dòng nước ngọt lành của con sông Hương, để sáng tạo ra chiếc nón bài thơ đầu tiên, để ngày nay nó trở thành vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế và là quà tặng lưu niệm cho những du khách đến từ phương xa.
Bookkhachsan.com - Theo 2travel.vn