Thư gửi mẹ đẫm nước mắt của chàng trai 9X
Đăng lúc 21:09 ngày 12/05/2013
Đường lên đỉnh núi quanh co uốn lượn là một hành trình mà bạn có thể trải nghiệm nhiều cảnh quan tươi đẹp và thơ mộng của bán đảo Sơn Trà. Con đường có lúc bám theo vòng cung bờ biển nên thơ với những bãi biển hoang sơ và có đoạn lại xuyên qua những tán cây um tùm xanh mướt. Cái nắng gió của biển xen lẫn vào chút ẩm ướt của cây rừng khiến cho hành trình lên Bàn Cờ thật nhiều cảm xúc.
Để lên tới khu vực đỉnh Bàn Cờ, bạn phải leo một đoạn cầu thang khá dốc, dựng đứng. Theo truyền thuyết, có hai vị tiên ông ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng trong nhiều ngày vẫn bất phân thắng bại. Rồi một hôm, những tiên nữ bay xuống bãi biển để tắm, trong lúc lơ là nhìn tiên nữ vui đùa, một tiên ông đã bị đối thủ đánh bại. Bực mình, tiên ông dậm mạnh bàn chân lên tảng đá, đá văng bàn cờ xuống biển, rồi bay về trời. Theo truyền thuyết đó, người dân đã đặt một bức tượng Đế Thích ngồi một mình bên tảng đá có hình bàn cờ và đỉnh Bàn Cờ có tên từ đó.
Bàn cờ tiên trên đỉnh Sơn Trà.
Trải qua cung đường từ chân bán đảo lên đỉnh Bàn Cờ, mọi mệt mỏi được xua tan nhờ không gian bao la như chốn bồng lai tiên cảnh. Đứng trên điểm cao gần 700 m này, có thể ngắm nhìn toàn bộ Đà Nẵng. Xa xa là một thành phố sầm uất nhộn nhịp những tòa nhà và chín cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hàn.
Leo lên đỉnh Bàn Cờ đẹp nhất có lẽ là buổi sáng tinh mơ, khi thành phố vẫn còn im lìm chưa thức giấc, thiên nhiên ở bán đảo cũng vừa cựa mình, ánh mặt trời le lói phía bên kia ngọn núi. Hoặc một chiều tan sở, nắng đã tắt, vòng quanh bán đảo gió mát rười rượi để lên đỉnh Bàn Cờ lúc hoàng hôn, ráng hồng của mặt trời lan tỏa một vùng nước, cảnh sắc huyền ảo.
Thành phố Đà Nẵng xinh đẹp nhìn từ đỉnh Bàn Cờ.
Thường Đỗ