Mùa hè thời tiết rất oi bức dể làm cho thực phẩm bị hư. Một số phương pháp để bảo quản thức ăn trong mùa nóng.
Đối với rau củ quả:
- Nấm: Lưu giữ trong 3-5 ngày, không đặt trong túi nhựa vì có thể bị chua và khô.
- Ớt chuông Đà Lạt: Có thể giữ được một thời gian ngắn trong tủ lạnh nhưng sẽ mất hàm lượng đường trong vài ngày.
- Bắp ngô:Rất dễ bị mất hàm lượng đường và hạt sẽ bị cứng. Nên sử dụng càng sớm càng tốt.
- Súp lơ, su hào, cải xanh, xà lách: Có thể trữ được từ vài ngày đến một tuần nhưng tốt hơn là dùng ngay để có được hàm lượng Vitamin tốt nhất.
- Xoài: Có thể giữ được vài ngày nhưng sẽ mất độ ngon nếu lưu trữ quá lâu.
- Với các loại quả: Một số loại như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm có thể trữ từ 3-5 ngày.
- Các loại quả vỏ cứng: măng cụt, sầu riêng... có thể giữ được trên một tuần.
Đối với thực phẩm tươi sống:
- Thịt: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 4-7 độ C. Thời gian tối đa khi trữ các loại thịt: bò, cừu, dê từ 7 đến 10 ngày, lợn, gà, vịt khoảng 7 ngày, chim cút, chim bồ câu, thỏ từ 5 đến 7 ngày.
- Cá: Nhiệt độ thích hợp từ 3-5 độ C, có thể lưu giữ trong 36 giờ. Trước khi lưu trữ, các bà nội trợ cần lưu ý: bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Đối với thực phẩm đông lạnh:
Khi mua thực phẩm đông lạnh bạn cần lưu ý chọn những sản phẩm có hướng dẫn sử dụng. Đối với các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến đựng trong các loại bao bì nhựa (PE hoặc PA) có 2 loại lưu trữ:
- Thực phẩm trữ mát: thit nguội, giò chả,... trữ đông từ 0-5 độ C.
- Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thuỷ hải sản,... trữ đồng từ -25 đến -18 độ C.
Thực phẩm đã cấp đông khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại.
Đối với thức ăn còn lại, không nên để bên ngoài quá lâu nếu muốn trữ đông trong tủ lạnh (cho phép trong một vài giờ). Nên che đậy và đóng gói cẩn thận và chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.