Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Đàn tre độc đáo của người Indonesia

Đăng lúc 10:53 ngày 29/03/2014
Đến đảo Java của Indonesia, bạn sẽ được biết đến chiếc đàn tre lạ mắt mang tên Angklung, một loại nhạc cụ độc đáo mà người dân nơi đây rất tự hào.
 
Đến đảo Java của Indonesia, bạn sẽ được biết đến chiếc đàn tre lạ mắt mang tên Angklung, một loại nhạc cụ độc đáo mà người dân nơi đây rất tự hào.

Theo ghi chép của người Indonesia, đàn Angklung là một trong những dụng cụ âm nhạc được người dân các đảo ưa dùng từ trước thời kỳ hưng thịnh của đạo Hindu. Tới khi đạo Hindu nở rộ và Vương quốc Sunda nắm quyền (từ thế kỷ thứ 7), đàn Angklung được dùng chính trong các nghi thức lễ hội, đặc biệt ngợi ca vị thần sinh sôi nảy nở Dewi Sri, cầu mong cho đất đai màu mỡ.

Ngoài nhiều dấu tích khẳng định đàn Angklung được người Sunda tại Tây Java chơi trong nhiều thế kỷ qua, người ta cũng tìm thấy nhạc cụ này tại đảo Sumatra và Kalimantan, cũng như vùng Trung và Đông Java. Thậm chí, vết tích cây đàn còn xuất hiện tại nhiều nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Thái Lan.
 

Hinh-B-2135-1395824913.jpg

Các ký tự cần biết khi chơi đàn Angklung.
 

Đàn Angklung là một tập hợp nhạc cụ kết hợp bằng ống và thanh tre. Một bộ gồm ít nhất 7 nhạc cụ giống nhau, nhưng phát ra các âm thanh dựa trên cao độ của các nốt nhạc. Thông thường, một cây đàn Angklung gồm tập hợp, theo 1, 2 hoặc 3 quãng tám cần thiết cho một bản nhạc cần chơi. Khi trình diễn, các nghệ sĩ sẽ dùng tay rung các nốt tương ứng với từng nhạc cụ riêng trong tập hợp.  

Đây là một lợi thế để nhiều người có thể cùng chơi một bản nhạc với nhau bằng đàn Angklung, tuy nhiên, luôn cần có một nhạc trưởng cầm nhịp, điều khiển. Số lượng người đông nhất từng chơi Angklung là hơn 5.000 tại Washington, Mỹ hồi tháng 7/2011.

Không chỉ trình diễn riêng, gần đây, đàn Angklung được mang kết hợp với các nhạc cụ hiện đại của tây phương, chơi trong dàn nhạc giao hưởng lớn. Lần đầu tiên, vào năm 1955, buổi trình diễn kết hợp diễn ra ở hội nghị Bandung, tạo được nhiều chú ý của thế giới.

Năm 1966, ông Udjio Ngalagena, một nghệ sĩ, nghệ nhân làm đàn Angklung đã thành lập “Saung Angklung”, chức năng như trung tâm bảo tồn và phát triển Angklung cho đến nay. Nhiều thế hệ tiếp sau ông yêu cây đàn đã cùng nỗ lực duy trì và phát triển. Tháng 11/2010, UNESCO đã công nhận angklung, nguồn gốc Indonesia là một di sản văn hoá của nhân loại.
 

Hinh-C-8073-1395824916.jpg

Nghệ nhân làm đàn Angklung.
 

Người dân tại Bandung, Tây Java hiểu khá cặn kẽ về nguồn gốc, lịch sử và những câu chuyện liên quan đến chiếc đàn này. Ai cũng biết chơi đàn, dù người già hay trẻ. Tất nhiên, họ sẽ mời bạn đến Saung Angklung để tìm hiểu và trải nghiệm kỹ hơn về nhạc cụ này.

Cây đàn này trước dùng ca ngợi thần linh, giờ được người Indonesia chơi bất cứ bản nhạc yêu thích nào, như một cách nối dài văn hóa từ ngàn xưa. Du khách hay bất cứ ai khi đến đây đều thưởng thức những buổi trình diễn âm nhạc, từ nhạc cổ truyền cho đến những bản nhạc hiện đại trên thế giới mà các nghệ sĩ bản địa và học viên cùng chơi bằng đàn Angklung.

Ngoài ra, chiếc đàn này còn được kết hợp với những nhạc cụ làm từ tre khác, tạo nên các âm thanh sống động quyện vào nhau khi tấu bất cứ bản nhạc nào. Âm thanh của tiếng đàn Angklung nghe xa như tiếng nước rơi róc rách, lại gần là những mảnh tre va chạm vào nhau giòn giã, đúng theo cao độ, trường độ của các nốt nhạc trong bất cứ bản nhạc nào.

Nếu may mắn, bạn sẽ được tham dự một buổi học chơi đàn với các học trò hoặc người dân bản địa tại Saung Angklung, vì ở đây có nhiều buổi dạy chơi đàn cho bất cứ ai quan tâm.
 

Hinh-D-7362-1395824916.jpg

Những cây đàn Angklung bằng tre.
 

Học sinh ngay từ mẫu giáo đã có buổi ngoại khóa nghe giảng và học cách chơi loại đàn tre này. Những cư dân địa phương lớn tuổi cũng đăng ký tham gia các buổi hướng dẫn chơi đàn cùng học sinh nếu họ có thời gian rảnh. Cuối tuần, nhiều gia đình ở nơi xa cũng đưa con cái về đây tham quan và chơi nhạc.
 

Theo Vnexpress




Qua Tang Online