Những mỏ vàng biến thành thị trấn ma
Đăng lúc 09:21 ngày 13/01/2014
Bánh xèo Việt Nam được du khách quốc tế gọi dưới cái tên Rice pancake. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo, riêng phần nhân thường là hỗn hợp của giá đỗ, tôm tươi, thịt ba chỉ, hành tươi... Làm bánh xèo Việt Nam khá cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế nhất định. Vì nếu không bánh sẽ kém giòn, dễ bị ngấy mà phần nhân bọc ở trong dễ bị rớt ra ngoài. Bánh xèo Việt Nam thường được ăn kèm với các loại rau như cải xanh, rau diếp, tía tô, rau húng... cùng bát nước chấm chua ngọt có thả thêm cà rốt hoặc củ cái thái sợi cho thêm phần bắt mắt và đỡ ngấy.
Tùy vào từng vùng miền mà bánh xèo Việt Nam sẽ có những biến tấu để hợp khẩu vị địa phương. Ví như bánh xèo Huế sẽ được ăn kèm thịt nướng, bánh xèo Sài Gòn lại được kết hợp cùng ngó sen, hạt sen...
2. Bánh xèo Nhật Bản
Bánh xèo Nhật Bản được trang trí bằng sốt mayonne trên bề mặt.
Bánh xèo Nhật Bản còn có tên gọi Okonomiyaki, có nghĩa là nướng những gì bạn thích. Đây là loại bánh đặc trưng của vùng Kansai hoặc Hiroshima nhưng lại có mặt hầu hết mọi nơi trên đất nước Nhật Bản. Do vậy tùy từng nơi mà nguyên liệu làm bánh sẽ có những thay đổi nhất định.
Về cơ bản, bánh xèo Okonomiyaki bao gồm bột mì hoặc bột khoai, mực, cải bắp, tôm, trứng gà, ớt chuông... Cách làm không khác nhiều so với bánh xèo Việt Nam. Đầu tiên bột bánh sẽ được tráng một lớp trên chảo sau đó đổ hỗn hợp nguyên liệu đã qua sơ chế vào rồi tiếp tục chiên áp chảo đến khi vàng đều hai mặt. Bánh xèo Nhật Bản có vị thơm béo của nước sốt mayonnaise, rất hấp dẫn.
Tại một số nhà hàng Nhật Bản, bếp làm bánh xèo được đặt ở vị trí thuận tiện với thực khách để bất kỳ ai muốn đều có thể tự tay chế biến cho riêng mình từ những nguyên liệu được cung cấp sẵn. Thoạt nhìn bánh xèo Nhật Bản nhìn khá giống chiếc pizza do vậy nó còn được gọi bằng một cái tên nữa là pizza kiểu Nhật.
3. Bánh Iijimi Hàn Quốc
Tên bánh xèo Hàn Quốc xuất phát từ âm thanh xèo xèo khi chế biến.
Có cách làm tương tự như bánh xèo Nhật Bản nhưng bánh Iijimi Hàn Quốc lại có hương vị đặc trưng hơn khiến du khách khó có thể chối từ khi có dịp du ngoạn đất nước xinh đẹp này.
Bánh Iijimi Hàn Quốc được làm từ bột mì, trứng, tôm, hành tây và hành lá. Bột bánh sau khi hòa cùng nước, trứng, gia vị và hành sẽ được quậy cho đều rồi đổ lên một chiếc chảo nóng. Phần nhân sẽ được đổ lên trên lớp bột trên chảo. Loại bánh pancake của Hàn Quốc này không có phần vỏ mỏng như bánh xèo Việt Nam mà được làm gọn lại để chiếc bánh trông dày và đầy đặn hơn. Bánh Iijimi còn có loại làm từ kim chi và được dùng kèm nước chấm chua ngọt.
4. Bánh blind Nga
Blind gắn liền với người Nga từ khi sinh ra.
Những ai một lần tham gia lễ hội tiễn mùa đông Maslenitsa tại Nga hẳn sẽ ấn tượng với món bánh độc đáo có tên gọi blind. Đây là món bánh gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân xứ sở bạch dương.
Cách làm bánh khá đơn giản. Bột kiều mạch hòa trong sữa hay nước ấm sẽ được ủ từ 2 đến 3 giờ cho lên men trước khi đổ bánh. Sau khi dậy men, bột sẽ được tráng thành những miếng tròn nhỏ trên chảo nóng đã bôi dầu. Phần nhân gồm cá hồi hấp chín, bơ, thì là sẽ được kẹp vào giữa các lớp bánh này. Đôi khi người Nga còn đổi vị cho chiếc bánh blind bằng việc thay phần nhân mặn bằng mứt hoa quả và mật ong.
5. Bánh crepe Pháp
Bánh Crêpe có lớp vỏ mềm, thơm ngon.
Thêm một đại diện của bánh pancake đến từ nước Pháp là Crêpe hấp dẫn. Đây là loại bánh làm từ bột lúa mì hoặc lúa mạch được trộn cùng bơ, sữa và trứng sau đó chiên mỏng vàng hai mặt. Bánh Crêpe của Pháp có hai loại là mặn và ngọt. Nếu như loại bánh mặn thường được làm từ bột lúa mạch đen, nhân bánh từ jambon, nấm, phô mai, thịt vịt hoặc thịt gà thì loại bánh ngọt thường được làm từ bột mì, nhân từ mứt hoa quả ăn cùng sốt caramel, dâu hay kem tươi...
Bánh Crêpe được người Pháp và du khách hết sức yêu thích vì vỏ ngoài màu vàng nhẹ đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon kết hợp từ lớp phô mai mỏng, nóng chảy bên trên bề mặt bánh, phần vỏ mềm và phần nhân hấp dẫn bên trong.
Thường Đỗ