Top 10 sản phẩm nước hoa cho nữ được ưa chuộng 2013
Đăng lúc 16:55 ngày 26/10/2013
Dẻo dai, già nua và mặc một chiếc áo choàng jelaba cũ rách, Abdul-Hakim sống trong một thế giới mà thật-giả lẫn lộn bởi thuật giả kim cổ đại. Trong hơn bốn thập kỷ qua hoặc nhiều hơn nữa, dù đó là những ngày mưa mùa đông giá rét hay mùa hè nóng như thiêu đốt, Abdul đều có mặt ở quảng trường này để kiếm sống.
Công việc một ngày của ông bắt đầu bằng việc thì thầm đọc lời cầu nguyện khi đội một chiếc mũ dệt kim che kín một phần đầu bị hói, với đôi bàn tay xương xẩu và cáu bẩn. Sau khi cầu nguyện, Abdul sẽ vỗ tay để thu hút sự chú ý của du khách rồi đột ngột cất giọng trầm bổng kể câu chuyện thần thoại mà ông đã nằm lòng từ rất lâu: "Ngày xửa ngày xưa, có một người tiều phu nọ tên là Mushkil Gusha...".
Không lâu sau đó, những người hiếu kỳ đã vây quanh Abdul thành một vòng tròn, đứng sát vào nhau và yên lặng nghe câu chuyện ông đang kể. Đối với họ, câu chuyện mà Abdul kể như một liều thuốc giải trí thú vị, dẫn dắt con người quay trở lại thế giới thần thoại xa xưa.
Mọi người tụ tập quanh người đàn ông để nghe kể chuyện.
"Ông ấy như dẫn dắt chúng tôi đến với những vương quốc xa xôi. Chỉ có ông ấy mới có thể tạo nên được điều kỳ diệu như thế. Tôi đã lớn lên cùng với những câu chuyện đó, giống như các con trai của tôi bây giờ", Malik - một chủ cửa hàng ở gần đó hào hứng nói với mọi người về người đàn ông chuyên kể chuyện rong này.
Giữa những câu chuyện kể, Abdul lại dừng lại và ngả chiếc mũ dệt kim của mình ra và đưa về phía đám đông. Người ta bỏ vào đó vài đồng Dirham và câu chuyện lại tiếp tục. "Họ sẽ trở lại đây vào buổi sáng hôm sau, điều đó chắc chắn giống như sau ngày sẽ là đêm vậy. Bạn thấy đấy, tôi có thể nhìn thấy sự háo hức trong đôi mắt họ. Họ đơn giản chỉ là không thể cưỡng lại được những câu chuyện của tôi", người kể chuyện già vui vẻ cho biết.
Ngoài Abdul, quảng trường Jemaa el Fna rộng lớn còn là nơi kiếm sống của nhiều người. Một trong số đó là một thầy lang, đang sắp xếp lại quầy hàng của mình. Anh mặc một chiếc áo màu xanh nhạt của người Tuareg, có làn da đen và hàm răng trắng bóng. Những món đồ người đàn ông này bán là ổ trứng đà điểu châu Phi, một cặp tắc kè khô, hộp sọ của một con báo đốm cùng một số các lọ bột và kem tự chế.
Bên cạnh đó là cửa hàng của một vị "dược sĩ vườn" với đồ nghề là lưu huỳnh, hoa hồng khô và một nửa gallon dầu thằn lằn. Phía đối diện là nơi hành nghề của một nha sĩ. Tay phải của anh lúc nào cũng lăm lăm chiếc kìm điện, còn tay trái cầm một hộp đựng đầy răng người. "Tôi không bao giờ làm ai đau đớn. Anh thấy đấy, khi làm việc tôi đã đọc một câu thần chú. Chỉ cần bạn tin, hãy nhổ răng ở đây và tôi sẽ chứng minh cho bạn ngay bây giờ", chàng nha sĩ giải thích. Tuy nhiên không có mấy khách hàng tin tưởng và loại hình dịch vụ hiện đại kiêm bùa phép này.
Đến gần trưa, một du khách đến từ Brooklyn đã chụp ảnh chiếc hộp sọ của vị lang vườn và hỏi: Cái này dùng để làm gì. Người đàn ông mặc áo Tuareg mỉm cười đáng sợ: "Nó dùng để trả thù".
Khi bóng nắng lên đến đỉnh đầu, người dân lại bị thu hút bởi màn trình diễn kỳ lạ của những chú rắn. Một người ngồi thổi sáo và những con rắn đang nằm cũng dần ngóc đầu dậy. Nhiều du khách tin rằng những con rắn này đã được "bỏ bùa" nên mới ngoan ngoãn làm theo tiếng sáo.
Người đàn ông mang những con rắn lớn xếp ra một tấm thảm để chuẩn bị biểu diễn.
Chiều và tối ở quảng trường Jemaa el Fna, cuộc sống trở nên sống động và đông đúc hơn. Ngoài việc bày bán đồ ăn, đây còn là nơi để các nghệ sĩ đàn hát và các diễn viên làm ảo thuật, nhào lộn, người nuốt lửa, uốn dẻo...
Trong tiếng Ả Rập, Jemaa El Fna có nghĩa là "nơi hội tụ những xác chết", bởi dưới thời các vị vua Hồi giáo trước kia đây là nơi hành quyết những tên tội phạm. Trải qua năm tháng, quảng trường Jemaa El Fna trở thành một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng của Marrakech và lúc nào cũng luôn tấp nập, nhộn nhịp.
Đường đến Marrakech:
Ngày nay có nhiều quốc gia có đường bay thẳng tới Marrakech. Thành phố cũng có một sân bay quốc tế - nơi đón tiếp các chuyến bay thẳng đến từ London, Paris và các nước từ châu Âu.
Nếu bạn bay từ Mỹ, Canada hay châu Á, du khách sẽ phải quá cảnh tại Casablanca rồi mới có chuyến bay tới Marrakech.
Sân bay chỉ cách thành phố khoảng 15 phút đi xe hơi. Xe bus và xe taxi hoạt động cả ngày. Bạn nên hỏi giá trước khi khi lên xe taxi.
Thường Đỗ - Theo CNN