Gấp hộp đựng đồ nhỏ xinh vui mắt
Đăng lúc 12:36 ngày 22/07/2013
Khách tham quan đến từ trẻ em đến người già đều được tiếp xúc với lũ chuột. Chúng chạy tự do, không hề biết sợ vì đã quá quen với hơi người. Người ta cho chúng ăn sữa, ngũ cốc trong những chiếc bát lớn, đây là đồ ăn của những người sùng đạo đã dâng cho "những vị thánh". Theo quan niệm của nhiều người, những đồ ăn mà được chuột nhấm vào được coi là linh thiêng và có người sùng đạo sẽ ăn lại đồ ăn này. Hay việc để những con chuột chạy quấn quýt dưới chân mình là một điều may mắn, phúc lành.
Bạn sẽ phải đi chân trần trong đền. Theo quy định, nếu lỡ chân dẫm chết chuột là một tội ác và người này sẽ phải mua một bức tượng chuột bằng bạc hay vàng đặt trong đền thờ để trả giá cho sai phạm của mình.
2. Đền thờ rắn, Malaysia
Thuộc tỉnh Sungai Kluang trên đảo Penang, ngôi đền thờ Rắn kỳ lạ được xây dựng năm 1873 là nơi tập trung của rất nhiều loài rắn độc, từ hổ mang cho đến rắn lục. Dù vậy, ngôi đền này rất bí ẩn và luôn hấp dẫn du khách.
Người ta có thể dễ dàng bắt gặp những con rắn đủ loại bám trên các xà nhà, đậu trên cây hay trong các bàn thờ, tượng, các bậu cửa, bình hoa...
Rắn treo mình trên các thân cây, xà nhà ngắm nhìn du khách tới thăm.
Du khách vào đây thoải mái tham quan, hàng trăm con rắn quấn quanh cây, xà nhà nằm im và chỉ mở mắt quan sát du khách, dù bạn có cố tình đuổi chúng đi nơi khác. Chỉ ban đêm, chúng mới bò đi tìm kiếm đồ ăn do những tín đồ dâng cúng.
3. Đền Hổ, Thái Lan
Cách thủ đô Bangkok khoảng 100 km, ngôi đền Hổ luôn hấp dẫn du khách yêu thích sự mạo hiểm. Nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây để được tận hưởng cảm giác được một lần chơi đùa với loài chúa sơn lâm, hoặc tận tay sờ vào nanh hổ...
Nơi đây không phải thờ thần hổ từ khi xây dựng mà chỉ từ năm 1999, khi một người dân gửi vào đền một chú hổ bị thương nhờ chăm sóc. Từ đó đây trở thành nơi tập trung của rất nhiều con hổ có "hoàn cảnh" tương tự.
Nhà sư bên con hổ đã được thuần phục.
Đến đây, du khách sẽ phải mất một khoản chi phí khoảng 700.000 đồng để tham quan vườn thực vật và ngôi đền hổ. Khoản phí này được quyên góp cho quỹ tổ chức bảo vệ động vật hoang dã. Theo các vị sư ở đây, hổ sinh ra đều được nuôi dưỡng theo nguyên tắc, tách mẹ sau khi sinh được 3 tuần, cách làm này đã làm giảm thiểu tính hoang dã của hổ. Cho đến nay, người ta chưa ghi nhận trường hợp nào hổ gây tổn thương cho du khách.
Thường Đỗ - Du lịch 24h