7 tục lệ kinh dị nhất thế giới
Đăng lúc 18:17 ngày 14/07/2014
Hiện nay, nhiều tập tục kỳ dị trên thế giới vẫn còn tồn tại như tục cắt ngón tay của nguời Dani, ngày Ashura của người Shiite hay tục lệ ăn xương người chết của bộ lạc Yanomamo.
Hiện nay, nhiều tập tục kỳ dị trên thế giới vẫn còn tồn tại như tục cắt ngón tay của nguời Dani, ngày Ashura của người Shiite hay tục lệ ăn xương người chết của bộ lạc Yanomamo.
1. Tục lệ cắt ngón tay của người Dani
|
Khi một thành viên trong gia đình mất đi, những người phụ nữ trong gia đình đó sẽ cắt đi một đốt ngón tay để khắc sâu nỗi đau và tưởng nhớ tới những người đã khuất. Ảnh: Cabinet Of Curiosities |
Vùng đảo New Ginea, Indonesia là một vùng đất hẻo lánh gần như đã rơi vào quên lãng. Mãi tới những năm 30 của thế kỷ trước, người ta mới bắt đầu khám phá mảnh đất hoang sơ này và phát hiện ra bộ tộc người da đỏ Dani. Cho tới nay, những người thuộc bộ tộc này vẫn còn lưu giữ những tập tục cổ xưa, trong đó có những tập tục hiến sinh, hành xác rất đau đớn như tục lệ cắt ngón tay.
Đối với người Dani, việc người thân mất đi không chỉ đơn giản là nỗi đau về tinh thần mà còn là sự mất mát về thể xác. Khi đó, những người phụ nữ trong gia đình sẽ cắt đi một đốt ngón tay của mình. Tập tục này tên là Ikipalin. Theo người Dani, việc mất đi một phần ngón tay giúp những người ở lại khắc sâu nỗi đau và tưởng nhớ tới những người đã khuất.
Trước khi bị cắt, người Dani sẽ buộc chặt ngón tay bằng một sợi dây cao su trong khoảng 30' để phần đầu ngón tay bị tê liệt và không còn cảm giác đau. Đối với những bé gái còn nhỏ, người mẹ của bé sẽ trực tiếp dùng răng cắn đứt đốt ngón tay. Sau khi đã cắt xong, họ sẽ gom các đốt ngón tay lại, phơi khô rồi đốt thành tro và chôn ở một nơi đặc biệt.
2. Ngày Ashura của người Shiite
|
Vào ngày Ashura, các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite thường than khóc, hành xác, gây thương tích lên cơ thể, thậm chí dùng dao đánh vào đầu nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với thánh Hussein. Ảnh: Blogspot |
Ashura là sự kiện lớn nhất trong năm của những người Hồi giáo dòng Shiite, được tổ chức vào ngày thứ 10 của tháng Muharam theo lịch Hồi giáo. Ngày lễ là dịp tưởng niệm cái chết của Imam Hussein, cháu trai của nhà tiên tri vĩ đại Mohammed. Đối với người Shiite, Hussein là một người nhân đức và chính nghĩa, người đã đứng lên đấu tranh chống lại kẻ áp bức hùng mạnh. Việc người Sunni chặt đầu ông sau trận đụng độ tại thành phố Karbala, Iraq vào thế kỷ thứ 7 đã thổi bùng ý chí "tử vì đạo" của người Shiite.
Lễ tưởng niệm hàng năm ngày mất của Hussein là ngày lễ thương tâm đối với người Shiite. Vào ngày này, họ thường than khóc, "hành xác", gây thương tích đối với thân thể, thậm chí dùng dao đánh vào đầu nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với thánh Hussein.
3. Nghi thức tang lễ của người Eskimo
|
Người Eskimo sắp chết sẽ phải đối mặt với cái đói và rét. Ảnh: Gutenberg |
Những người Eskimo lớn tuổi hoặc những người sắp chết sẽ không được con cháu chăm sóc mà sẽ bị thả lên một tảng băng trôi lênh đênh ngoài biển khơi, chết dần chết mòn trong cái đói và cái rét. Dân tộc này tin rằng sau cái chết, một thế giới khác đang chờ đợi họ. Phương thức này giúp họ không trở thành gánh nặng đối với con cháu, giữ được sự tôn nghiêm và ra đi một cách thanh thản và không đau đớn.
4. Tục lệ ăn xương người chết của bộ lạc Yanomamo
Yanomamo là một bộ lạc sống tương đối cô lập trong cánh rừng nhiệt đới Amazon, thuộc khu vực giữa Venezuela và Brazil. Tại bộ lạc này, khi một người qua đời, phản ứng đầu tiên của những người đàn ông là giận giữ. Họ không tin cái chết của người trong tộc là do tự nhiên mà là do linh hồn ma quỷ ám vào bởi một pháp sư của bộ tộc thù địch.
Bộ lạc Yanomamo không chôn người chết bởi họ cho rằng làm như vậy có nghĩa bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất không thể giải phóng linh hồn. Vì vậy, họ chọn phương thức hỏa táng.
Sau khi hoàn thành mọi nghi thức hỏa táng, người Yanomamo sẽ dùng một phần tro cốt nghiền thành bột, đựng trong vỏ một loại quả khô và cất giữ tại một nơi trang trọng trong nhà. Một năm sau, họ đem phần tro cốt đã nghiền thành bột ra và trộn với món chuối nấu. Người Yanomamo tin rằng điều này sẽ giúp họ lưu giữ lại một phần thân thể của người đã khuất và giúp các linh hồn tìm thấy thiên đường.
5. Tục lệ thờ gấu của người Ainu
|
Hành động sát hại gấu đối với người Ainu là phương thức giải phóng vị thần thoát khỏi xác thịt trần thế và siêu thoát, trở về với thế giới thần linh. Ảnh: Blogspot |
Ainu là một bộ lạc bản địa Nhật Bản và một phần sống tại Nga. Họ thờ phụng gấu và coi gấu là một vị thần. Theo quan niệm của họ, vị thần núi Chira Mante Kamui đã mượn thân xác một chú gấu để "vi hành" tới thế giới của con người. Sau đó, vị thần này đã tặng lại da thịt của ông với mong muốn gần gũi với loài người. Hành động sát hại gấu đối với người Ainu là phương thức giải phóng vị thần thoát khỏi xác thịt trần thế và siêu thoát, trở về với thế giới thần linh.
Những người Ainu chỉ sử dụng gấu đực để tế. Sau khi bắt gấu trên núi, họ đem nó về và chăm sóc cẩn thận, cho gấu ăn những thức ăn của con người. Nếu gấu còn nhỏ, họ sẽ nuôi nó bằng sữa của người trong vòng 2 đến 3 năm.
Buổi lễ thường diễn ra trong mùa đông. Tại đây, các thành viên của bộ lạc sẽ bóp cổ hoặc đâm chú gấu. Tiếp theo, họ sẽ uống máu, ăn thịt và treo hộp sọ lên một ngọn giáo được bao bọc bởi da gấu và thờ phụng nó.
6. Tục lệ cõng vợ đi qua than nóng
|
Một số nơi tại Trung Quốc, trước khi bước vào nhà, tân lang sẽ cõng tân nương đi qua một chậu than nóng đặt trước cửa của hai vợ chồng. Ảnh: Weekend Notes |
Một số nơi tại Trung Quốc, trước khi bước vào nhà, tân lang sẽ cõng tân nương đi qua một chậu than nóng đặt trước cửa. Theo truyền thống, người ta tin rằng điều này sẽ xua đi tà khí, xui xẻo và giúp cuộc sống vợ chồng sẽ suôn sẻ.
7. Tục lệ sống cùng người chết
|
Một số bộ tộc ở huyện Toraja, Indonesia sống chung với thi thể người chết trong nhiều tháng trước khi an táng. Ảnh: New York Daily News |
Một số bộ tộc ở huyện Toraja, Indonesia lưu giữ tập tục kỳ quái, đó là sống chung với thi thể người thân trong nhiều tháng trước khi an táng họ. Người nhà sẽ mặc những bộ trang phục đặc biệt cho người thân đã qua đời và đặt họ trong một căn phòng riêng biệt trước khi chôn cất. Nguồn gốc của tập tục này không liên quan tới tín ngưỡng mà chủ yếu là do vấn đề về tài chính. Vì việc tổ chức tang lễ và chôn cất rất tốn kém, nên những người trong gia đình của người quá cố có thể phải mất nhiều năm để tiết kiệm.
Bookkhachsan.com - Theo 2travel.vn