5 phút cắm hoa nghệ thuật siêu nổi
Đăng lúc 18:05 ngày 01/11/2013
Nằm trên đỉnh của dãy núi Pha Hé, Pha Chiến, chạy song song với mạch núi Pù Luông – Cúc Phương hùng vĩ, Cao Sơn thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông của Hòa Bình.
Sự khó khăn, hiểm trở của núi non hùng vĩ khiến Cao Sơn gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Nhưng chính sự bí ẩn, hoang sơ ấy lại thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến và trải nghiệm. Hành trình “thượng sơn” lên Son Bá Mười – chốn thâm sơn cùng cốc đẹp như tranh vẽ của tỉnh Thanh Hóa, luôn là thử thách hấp dẫn dành cho ai có niềm đam mê khám phá thực sự.
Ở độ cao khoảng 1.180 m so với mực nước biển, Son Bá Mười được bao bọc bởi các dãy núi non trùng điệp, hiểm trở như Pòng Mứu, Pòng Pa Kha, Pòng Pa Có, Phà Hé...
Để đến được với Son Bá Mười, du khách phải băng qua những đoạn đường rừng có độ dốc cao và những khu rừng già âm u với nhiều mối nguy rình rập. Vào những hôm thời tiết xấu, gặp mưa rừng, đường lên Cao Sơn là cả một thử thách lớn đối với cả người dân bản địa.
Đường lên bản Bá dốc dài, phải xuyên qua rừng già âm u.
Tuy nhiên, khi đến được với những bản làng dựa lưng vào núi, xen kẽ những khu rừng nguyên sinh xanh mướt, được đắm chìm trong sắc thắm của những đóa đào rừng và những loài hoa tím biêng biếc chưa thể gọi tên, du khách bỗng chốc quên những khó khăn trên chặng đường chinh phục thiên nhiên hà khắc. Chỉ còn lại trong sương những thửa ruộng bậc thang, màu xanh mướt màn của rau cỏ và cuộc sống an yên của con người, cảnh vật.
Son Bá Mười khá biệt lập với bên ngoài nên đến nay còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù chưa bị ảnh hưởng bởi những kiến trúc hiện đại từ bên ngoài pha tạp vào.
Nơi đây còn được ví như một Sapa thu nhỏ bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 18-22 độ C, đôi khi mùa đông có tuyết rơi, tối mùa hè nhiệt độ cũng xuống rất thấp.
Khám phá Son Bá Mười, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của một vùng sơn cước thể hiện đậm nét qua những cánh đồng lúa chín, những bản làng nép mình dưới bóng cọ và sự thân thiện hiếu khách của người Thái, người Mường sinh sống, mà còn được thưởng thức những món ăn dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, măng vịt, rượu ngô... và hòa mình vào cuộc sống giản dị, giàu nghĩa tình của con người vùng sơn cước.
Theo Vnexpress