Một số quan điểm mới về ăn uống, sẽ giúp chúng ta định hướng được những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Ăn kem có mát hơn không?
Ai cũng biết rằng kem là một thứ giải khát lạnh. Xét về góc độ tâm lý học mà nói, những hôm trời nóng nực mà ăn một cốc kem thì thật là mát mẻ dễ chịu. Còn như xét về, sâu hơn, kem là một loại thực phẩm chứa nhiệt lượng rất cao, vì vậy kết quả cuối cùng của việc ăn kem là làm cho người ta càng thêm nóng chứ không phải mát hơn.
Ai cũng uống được sữa bò chăng?
Thường ai cũng cho rằng sữa bò là một loại thực phẩm hoàn mỹ nhất trong tự nhiên, bất kể người nào cũng có thể hấp thu được chất dinh dưỡng phong phú trong sữa bò. Tuy nhiên, đó chỉ là cách nói phiến diện. Không phải người nào uống sữa bò cũng có lợi, bởi vì muốn hấp thu chất dinh dưỡng của sữa bò, trong đường ruột của chúng ta cần phải có một lượng lớn chất dung môi, trong khi đó cơ thể của nhiều người lại thiếu loại dung môi này nên không thể tiêu hóa tốt sữa bò được. Do vậy, nếu những người này uống nhiều sữa bò sẽ gây ra chứng khó tiêu và những chứng bệnh khác.
Ăn vặt có lợi hay có hại?
Đã nhiều năm nay, từ bác sĩ đến dân thường đều cho rằng, ăn vặt là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như ăn vặt sẽ làm cho đường ruột phải làm việc liên tục trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa; ăn vặt vô hình chung làm cho người ta hấp thu rất nhiều nhiệt lượng, gây ra chứng béo phì; ăn vặt làm cho dạ dày mất đi cảm giác đói, từ đó ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thu bữa ăn chính. Những quan điểm như vậy rất nhiều không nêu hết được. Vậy mà gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu ăn vặt một cách thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe.
Nhà tâm lý học Cava thuộc trường Đại học Taffes của bang Masschusetts (Mỹ) đã tiến hành điều tra một loạt các nhân viên, ông đã đưa ra kết luận: ăn vặt có thể nâng cao khả năng làm việc. Điều tra của Cava đã chứng minh rằng, ăn mấy cái kẹo sau khi lao động trí óc một thời gian dài, hoặc trước khi làm việc 15 phút ăn một chút chế phẩm từ sữa thì tốc độ làm việc, độ chính xác, trí nhớ và sức chú ý của những người đó sẽ tốt hơn so với những người không ăn vặt.
Đương nhiên, điều mấu chốt ở đây là hai chữ "thích hợp". Nếu ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục có thể dẫn đến những hậu quả không tốt.
Có nên ăn nhiều đường không?
Đã có thời kỳ báo chí thường đăng những bài khuyên mọi người nên ăn ít đường vì cho rằng, đường sẽ gây ra nhiều chứng bệnh như: bệnh béo phì, bệnh đái đường, bệnh mạch vành... Thậm chí có bài báo còn nói rằng, đường có thể làm thay đổi tính cách con người, do đó phải hết sức hạn chế ăn đường. Một số bài viết còn coi đường là loại thực phẩm thường gặp, có hại cho sức khỏe, yêu cầu mọi người hãy hạn chế việc ăn đường.
Vậy mà cuối những năm 80, các nhân viên nghiên cứu khoa học thuộc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ đã tiến hành điều tra, thí nghiệm và chứng minh rằng, cách nói nêu trên là hoàn toàn sai lầm, ăn nhiều đường không những không gây ra bệnh tật mà còn có lợi cho sức khỏe. Trước hết, nhiệt lượng có trong đường không phải là cao, nếu đem so sánh đường và bơ với một lượng như nhau thì tỷ lệ nhiệt lượng có trong hai thứ là 16:100. Ngoài ra, bệnh đái đường là cho chức năng tạo ra chất insulin trong cơ thể bị suy giảm, tạo ra rối loạn về trao đổi chất đường, chứ không phải do ăn nhiều đường gây ra. Đương nhiên, khi bị bệnh đái đường phải hạn chế ăn đường để bệnh không nặng thêm.
Vì vậy, những người khỏe mạnh hoàn toàn có thể yên tâm ăn đường và các chế phẩm từ đường.