Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Đặc sản quê tôi

Bánh căn có nhưn

Đăng lúc 10:04 ngày 10/02/2007
Photo
Người Nha Trang ra ngõ là gặp bánh căn, bất luận sáng hay chiều, vậy mà khoảng tuần chưa ăn đã thấy thèm, thấy nhớ. Bởi giờ, bánh không chỉ ăn với nước mắm pha mà còn bày thêm nhưn, nước cá kho… đủ dạng.
 


Ngày xưa, ở Nha Trang hầu như gia đình nào cũng có một lò bánh căn trong nhà. Gia đình nào chịu khó chế biến thì mua loại lò vừa đổ bánh căn, vừa bánh xèo. Thời bao cấp khó khăn, bánh căn là món được ưa chuộng bởi chỉ có gạo và mắm làm chủ lực. Giờ đây cuộc sống bận rộn hơn, khó tìm thấy nhà nào còn lò.

Bánh của người Chăm

Bánh căn có lẽ xuất phát từ người Chăm ở Ninh Thuận, nơi sản xuất những vật dụng gia đình bằng gốm như: lò, lu, vại… Trong quá trình lưu thông hàng hoá, lò bánh căn được đưa đến bán các tỉnh lân cận như: Phan Thiết, Khánh Hoà, Bình Định, Đà Lạt… Nên những nơi này món bánh căn hiện diện trong mỗi gia đình.

Xét về giới hạn "vị trí địa lý" của món bánh căn, nếu tính đường đi ra (Bắc), bánh căn chỉ đến Bình Định, nếu đi vô (Nam), bánh căn ngừng ở Phan Thiết, và lên cao nguyên, bánh căn chỉ tới Đà Lạt là chấm hết (không thấy bánh này xuất hiện ở Di Linh). Yếu tố thứ hai khẳng định bánh căn của người Chăm do đặc tính về ẩm thực của dân tộc Chăm chủ yếu hai món nướng và luộc. Bánh căn là một dạng bánh bột gạo nướng.

Chế thêm nhưn…

Bánh căn ngon phụ thuộc ba yếu tố: gạo, mắm và mỡ hành. Gạo xay bột làm bánh căn phải là gạo cũ (nở), chiếc bánh mới giòn, nếu làm gạo mới (dẻo), bánh bị nhão, sít khuôn không nạy được. Bí quyết để đúc được cái bánh căn ngon (dai, ráo) là phải có ít cơm nguội trộn vào gạo khi đem đi xay bột.

Bánh căn phải ăn với mỡ hành mới ngon, nhưng cũng có người thích thay hành bằng hẹ. Để bánh căn có "chất" hơn, chế biến bằng cách đúc bánh với trứng, thịt bò hay mực. Hoặc ăn bánh căn với nước cá nấu ngót (cá bò, cá chấm, cá liệt, cá thu…). Hoặc xíu mại.


Qua Tang Online