Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Đặc sản quê tôi

Bánh ống Trà Vinh

Đăng lúc 15:10 ngày 09/10/2006
Photo
Gian hàng là một cái nồi đất, nắp nồi là một miếng gỗ, bên trên mọc hai cái ống bằng trúc tròn đường kính lớn hoặc nhỏ hơn đồng xu một chút, dài khoảng một gang tay. Người bán bánh vốc nắm bột gạo trong một bàn tay hơi nắm lại, vén khéo rắc lọt vào lòng ống.
 


Lấy một đồng xu (hoặc một miếng thiếc) làm nắp đậy, cái lỗ giữa đồng xu lọt vào chiếc que giữa ống. Khói bếp củi bay tản mạn trong không gian. Chẳng mấy chốc bánh chín, chủ hàng lấy đồng xu ra, kéo nhẹ chiếc que, cả chiếc bánh ra theo, đặt nằm hờ trên tấm lá chuối cầm sẵn ở tay kia. Chiếc bánh trắng tinh nổi bật trên nền lá chuối xanh, mùi bánh thoảng thơm phảng phất, gợi thèm. Cắn nhẹ một miếng, cảm giác chiếc bánh xốp như chiếc bánh bò bông tan rã dần trên mặt lưỡi, thật là ngon!

Ăn bánh ống phải ăn nóng. Đó là cảm giác cái bánh bột gạo có vẻ thô nhám như những sợi dừa nạo nhưng lại mịn màng nằm trên mặt lưỡi. Mùi thơm của nước cốt dừa beo béo hòa trong vị ngọt không thể thiếu của đường cát trắng từ từ thẩm thấu trong vòm miệng khi nhai. Ăn một cái chưa thỏa, phải ăn thêm vài ba cái nữa. Giá cả chẳng là bao, vì bánh ống là loại bánh dân dã, phục vụ mọi giai tầng trong xã hội ăn chơi bất kỳ lúc nào.

Qua thời gian, chiếc bánh nhỏ xinh ngày xưa ấy nay đã thay hình đổi dạng: có đường kính to gấp đôi, lại có màu xanh lá dứa. Chưa hết, hiện nay người ta còn chấm bánh ống với muối vừng để Cá Thính Đây là món ăn đặc sản của dân Cao Phong và Đức Bác ven sông Lô. Cá Thính (còn gọi là cá muối chua) làm bằng các loại cá có vẩy lớn. Người ta mổ cá bỏ lòng gan để khô ướp muối trong 3 ngày.

Sau đó bóp cho sạch nước rồi dùng thính bột ngô, đậu rang trộn vào. Sau một tuần, lại bỏ ra rũ sạch bột tính đã ướp. Bóp thay vào là bột thính khô mới rang. Sau 3 lần thay bột thính, mới cho cá vào lọ để làm chua. Người ta xếp ngửa miếng cá lên trên để úp lọ xuống miếng cá sẽ úp phía bụng xuống dưới cho dễ chảy nước xuống.

Dùng rơm sạch, vò nhàu nhét kỹ vào trong lọ, dùng que tre ghim chặt rơm, úp miệng lọ cá xuống một lon nước lã sao cho nước không làm ướt ghim trong lọ. Thỉnh thoảng phải đổ bỏ nước ở lon thay bằng nước sạch khác; vì nước cá trong lọ, hoặc mùi vị cá ướp phả ra tan trong nước ở lon rồi bốc mùi lên lọ cá làm cho cá có mùi "khảng" mất ngon. Nếu nghe thấy tiếng lục bục trong lọ ướp cá là dấu hiện cạn nước ở lon, hở miệng lọ cá, phải đổ thêm nước vào lon. Thường xuyên kiểm tra, nếu rơm nút trong lọ ướt phải thay ngay rơm khô khác. Vì nước hoặc hơi ẩm của các miếng cá sẽ làm ướt rơm trong lọ, để lâu sẽ làm cho các miếng cá mất mùi thơm, chua.

Sau 3 tháng, lấy miếng cá ra nướng, thấy đỏ, có vị chua là được. Người ta thường dùng cá chua ăn sống với gia vị gồm các loại rau thơm khi uống rượu hoặc nướng chín ăn với cơm. Vĩnh phúc.com Cháo se, bánh hòn Hương Canh Cháo se, bánh hòn có lẽ chỉ có ở Hương Canh, huyện Bình Xuyên. Chọn loại gạo ngon, vo nước thật sạch rồi xay bột và lọc ngay, không ngâm nước lâu hoặc pha thêm hàn the. Bột được chia làm 2 phần: một phần đem thổi xôi chín, một phần để sống, nhào với nhau rồi cho vào cối đá lèn cật lực, đến lúc không dính tay mới đem se cháo hoặc nặn bánh.

Nước nhào bột là nước hứng giữa trời, đựng trong chum lưu niên, có nắp đạy, trong vắt. Bột se nấu cháo không nhọn hai đầu mà phải tròn đều, dài như sợi bún. Nấu Cháo se phải chọn loại thịt sao cho khi ăn phải vừa ngọt, vừa béo và không ngấy.

Nhân bánh hòn chủ yếu là hành băm nhỏ với mỡ, thêm chút mộc nhĩ. Hành phải kén hành hoa, thứ nhỏ dảnh. Mỡ không phải là mỡ phần béo ngậy mà là mỡ cơm sôi, có lẫn thịt mới ngon. Thông thường khi ăn thì chiếc bánh cắn đôi, nhúng vào bát cháo cho nước cháo ngấm vào mảnh bánh, ăn mới ngon. Nếu thích chấm thì pha nước chấm cũng phải là: Có mắm mà không được mặn, có dấm mà không được gắt, có đường mà không được lợ, có tỏi mà không được hôi, nhiều ớt mà không được cay.

Ăn thứ bánh có bột nhuyễn mà không nhão, dẻo mà lại dai, không cứng, không thô ráp, ăn với thứ nước chấm này, người thưởng thức nhớ đời.


Qua Tang Online