Nhà hàng Việt Nam vào top 10 đẹp nhất thế giới
Đăng lúc 10:40 ngày 11/04/2014
Nhóm cộng đồng này thường được gọi là những người Baba hoặc Nonya – Tên gọi xuất phát từ tiếng Peranakan. Baba có nghĩa là người nam và Nonya là người nữ, ngôn ngữ chính của nhóm người này là tiếng lai Hoa-Mã Lai.
Một góc phố của người Peranakan ở khu vực Katong.
Trong xã hội của người Peranakan, các Baba là trụ cột chính về kinh tế trong gia đình. Riêng với Nyonya, tuy không phải lo về kinh tế nhưng họ chính là những người gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đối với các Nyonya thì nấu nướng là một thành tựu đáng tự hào. Vì vậy mà khi nghiên cứu về ẩm thực Peranakan, người ta đã ưu ái gọi nó bằng tên gọi là 'ẩm thực Nyonya'.
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia và Ấn Độ nên món ăn ở đây thường có vị cay nồng, chua và đậm mùi... Có thể kể ra nhiều món ăn ngon, đặc trưng như cà ri gà, cà ri laska, Nyonya chap chye (rau củ hầm), Babi Pongteh (thịt heo hầm với nấm và măng tươi)... Nhưng đáng tự hào nhất phải kể đến đó là món mì Laska, được pha trộn giữa sợi bánh, nước sốt cà ri cốt dừa, tôm, sò huyết, nghêu, chả cá, giá cùng với lá laksa (rau răm của người Việt).
Trong đời sống của người Peranakan nói riêng và Singapore nói chung, laksa là món ăn phổ biến trong những buổi họp mặt gia đình, hay các dịp lễ, tết. Đến Singapore, mì laksa là một trong những món ăn mà du khách sẽ được giới thiệu trước tiên khi muốn tìm hiểu về ẩm thực cùa đảo quốc này.
Mỳ laska là một niềm tự hào trong ẩm thực của người phụ nữ Nyonya.
Không chỉ giỏi về ẩm thực, phụ nữ Nyonya còn rất giỏi trong việc thêu thùa và may vá. Các bộ trang phục truyền thống (nyonya kebaya) thường được các cô gái Nyonya may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục của những người phụ nữ quý tộc, được dùng trong những dịp trang trọng. Ngày nay nyonya kebaya thường được các cô gái trẻ kết hợp với quần jean mặc trong công sở hay dạo phố.
Quận Joo Chiat và Katong ở Singapore là khu vực mà du khách không nên bỏ qua khi muốn mua các sản phẩm thêu, đan hạt cườm như giày, dép, túi xách... đây cũng là một niềm tự hào của các cô gái Nyonya. Theo truyền thống Peranakan thì những cô gái sẽ được học thêu từ năm 12 tuổi, bắt đầu từ những mũi thêu chữ thập đến khi thật thành thạo và sau đó là công đoạn kết những hạt cườm thủy tinh. Nó được lấy từ những nước Đông Âu như Czech, Anh hay Hà Lan...
Những đôi dép kết hạt cườm tinh tế là món quà lưu niệm mà du khách đều muốn mua cho mình khi đến Singapore.
Khi đính cườm đòi hỏi sự khéo léo của từ những đôi tay tài hoa. Khó khăn nhất của công đoạn này chính là ghép đúng màu sắc cho những mẫu thiết kế. Những Nyonya phải chắc rằng chỉ với những màu sắc có hạn của những hạt cườm nhưng vẫn làm bật lên cái hồn của mẫu thiết kế.
Văn hóa Peranakan với những nét truyền thống mang đậm dấu ấn ẩm thực, nghệ thuật may thêu đã trở thành một phần quan trọng của truyền thống văn hóa Singapore, và điểm nhấn đầy thú vị trong hành trính khám phá Đảo quốc Sư tử của du khách.