Đọc sách cho con từ trong bụng mẹ
Đăng lúc 16:39 ngày 05/08/2013
Đọc sách cho con từ trong bụng mẹ đã tạo ra những điều kỳ diệu về thai giáo ở Nhật Bản: các em bé có thể nhớ và kể lại những câu chuyện đó khi lớn lên.
Đọc sách cho con lúc mang thai
Có thể nhiều người cho rằng trẻ ở trong bụng mẹ hay ltrẻ mới sinh đã biết gì mà đọc. Đó là quan niệm sai lầm bởi bộ não thai nhi đã được hình thành từ khi bé 5-6 tháng tuổi. Lúc đó, bé đã cảm nhận được những gì mà mẹ đọc. Phương pháp thai giáo ở Nhật rất khuyến khích cha mẹ trò chuyện hay đọc truyện cho con nghe khi con còn ở trong bụng mẹ
Với trẻ sơ sinh, bộ não cần rất nhiều kích thích từ bên ngoài để phát triển. Đây là giai đoạn bộ não đang dần hình thành nên bất kì những kích thích nào về ngôn ngữ, giác quan, cảm xúc đều được trẻ ghi nhớ thông qua khả năng ghi nhớ nguyên mảng, khả năng ghi nhớ từng cái một rất kì diệu.
Một lúc nào đó bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi những gì bạn đọc cho trẻ nghe lúc 0 tuổi sẽ được trẻ nói ra khi trẻ bắt đầu biết nói và gặp lại những cái đó. Kì diệu hơn nữa nhờ tác dụng của thai giáo, rất nhiều trẻ em Nhật 2-3 tuổi khi được mẹ đọc lại cho nghe cuốn truyện mà hồi còn mang thai mẹ đã từng đọc chia sẻ rằng chúng nhớ đã từng được mẹ đọc cho nghe cuốn truyện này khi còn ở trong bụng mẹ.
Cách đọc ứng với từng độ tuổi
Giai đoạn 0 đến 2 tuổi
Thời kì thai nhi: Giai đoạn này trẻ đã nghe thấy âm thanh giọng nói của mẹ , cha mẹ hãy đọc những cuốn truyện và hát những bài hát cho con nghe, giúp sợi dây kết nối tình cảm mẹ con thêm bền chặt. Cha mẹ có thể hát những bài đồng dao cho trẻ, hoặc cũng có thể là những bài hát mà cha mẹ yêu thích. Điều quan trọng nhất là để con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
Từ 0-6 tháng tuổi: Trẻ đã biết phản ứng lại với giọng nói của mẹ. Dù trẻ chưa hiểu những từ mẹ đọc nhưng thông qua giọng đọc đó trẻ sẽ bắt đầu biết bắt chuyện, có khi là ê, â, ư để trò chuyện cùng mẹ rồi.
Từ 6 tháng -1 tuổi: Trẻ đã có thể ngồi được thì đặt trẻ ngồi trên đùi và đọc cho trẻ nghe.
Từ 1 tuổi -1 tuổi 6 tháng: Trẻ đã bắt đầu hiểu những từ mẹ đọc nên có thể ngồi yên lặng trong chốc lát để lắng nghe mẹ đọc.
Từ 1 tuổi 6 tháng-2 tuổi: Trẻ đã bắt đầu thích những cuốn truyện hơn và có hứng thú khi cùng mẹ đọc sách. Có thể tạo thói quen đọc truyện cho con mỗi tối trước khi đi ngủ.
Ở thời kỳ 0-2 tuổi, truyện dành cho trẻ nên có nội dung đơn giản, dễ tiếp thu, liên quan đến các sự vật xung quanh cuộc sống của trẻ. Khi đọc ở cho con nghe, bố mẹ có thể chơi trò hỏi đáp, chẳng hạn vừa chỉ tay vào ảnh con thỏ vừa hỏi “con gì đây con nhỉ… Đúng rồi, con thỏ”. Cách hỏi đáp tương ứng mỗi từ vựng – một sự vật này sẽ giúp trẻ tích lũy vốn từ rất hiệu quả.
Trẻ 2 tuổi thường xuyên hỏi cái này là cái gì, cha mẹ hãy tích cực trả lời cho trẻ. Cách đọc như vậy hình thành thói quen và cách đọc cho con, đồng thời giúp cha mẹ và con cái trò chuyện và gần gũi nhau hơn.
Giai đoạn 2-3 tuổi
Trẻ 2-3 tuổi sẽ rất hứng thú với nhớ tên các đồ vật, nhớ tên các từ, bắt đầu biết chọn cuốn nào mình có hứng thú.
Ở thời kỳ này, trẻ sẽ liên hệ với những đã học trong sách bằng cách hành động theo những gì được nhìn thấy trong truyện.
Chẳng hạn trẻ sẽ bắt chước theo các nhân vật trong truyện như thể bản thân mình đang sống trong thế giới đó vậy. Trẻ sẽ tận hưởng niềm vui và để trí tưởng tượng của mình bay vào thế giới của những nhân vật đó.
Trẻ cũng có thể bắt chước lời nói hay hành động của nhân vật để diễn cho cha mẹ xem, nhại lại lời mẹ đọc. Ở giai đoạn này, một số trẻ sẽ không ngồi yên để lắng nghe cha mẹ nên cha mẹ phải rất kiên nhẫn khi đọc cho trẻ.
Giai đoạn 4 – 6 tuổi: Trẻ sẽ biết tự chọn cuốn truyện mình thích để cha mẹ đọc cho nghe.
Hãy vừa đọc truyện vừa chỉ tay và mỗi chữ để dạy cho con từ đó.
Ở thời kỳ này, trẻ sẽ yên lặng ngồi nghe cha mẹ đọc chứ không còn chạy nhảy và hiếu động như hồi 2-3 tuổi. Trẻ đã biết cách nói để đạt những gì mình tưởng tượng trong câu chuyện được nghe. Dần dần, trẻ đã muốn tự mình đọc sách và khám phá thế giới trong truyện.
Sưu tầm