Ngoài việc kích thích sự thèm ăn, nước mắm còn là gia vị chứa nhiều chất bổ.
Nước mắm được tạo thành do quá trình phân hũy lâu dài protein của cá và có nhiều chất đạm dưới dạng axit amin.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nước mắm. Loại sản xuất theo phương pháp cổ truyền thường có độ đạm thấp, khoảng 30 độ đạm.
Nước mắm sản xuất theo phương pháp cô chân không thường có độ đạm cao, 35 - 60 độ đạm và có thể làm từ nước mắm thấp đạm. Nước mắm được đun ở điều kiên áp suất thấp, nước bay hơi ở nhiệt độ thấp, khoảng 50 độ C, nên bảo toàn được hương vị và độ đạm. Khi sử dụng, bạn nên dùng để ăn sống hoặc chấm, không dùng để nấu.
Tuy nhiên, tùy theo mỗi món ăn mà người ta các loại nước mắm có độ đậm, nhạt khác nhau. Do đó, bạn chỉ cần dùng nước mắm khoảng 25 đô đạm để pha chế nước chấm, đảm bảo thơm ngon.
Sử dụng nước mắm trong nấu ăn nên tránh việc đun lâu. Khi nấu canh, bạn nên bắc nồi xuống ngay khi nêm nước mắm. Nếu để sôi lâu trên bếp, canh sẽ mất ngon và có vị chua.
Đối với món canh chua, bạn nên nêm nước mắm sau khi đã nhắc nồi ra khỏi bếp.