Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá cô đơn tại Ai-len

Đăng lúc 13:17 ngày 08/03/2014
Đứng tại mũi Downpatrick, người ta có thể quan sát tháp đá Dun Briste tuyệt đẹp, bị cắt lìa khỏi đại lục từ kỷ Cacbon.
 

Đứng tại mũi Downpatrick, người ta có thể quan sát tháp đá Dun Briste tuyệt đẹp, bị cắt lìa khỏi đại lục từ kỷ Cacbon.

 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 1
 

Nằm gần bờ biển Ireland, cách ngôi làng phía Bắc Ballycastle của quận Mayo khoảng 5km, mũi đất nhô cao nổi bật giữa biển khơi được gọi là mũi Downpatrick. Khi đứng tại mũi đất này, bạn không chỉ quan sát tháp đá Dun Briste nhiều màu sắc, cao 126m trên mực nước biển mà còn ngắm quang cảnh tuyệt đẹp của Đại Tây Dương (hướng tầm mắt đến những chiếc sừng hươu của vịnh Broadhaven - một nhóm gồm 5 hòn đảo đá nhỏ nằm ở phía Tây và cả những vách đá cao dọc theo bờ biển).
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 2
 

Mũi Downpatrick có nguồn gốc từ tên vị Thánh Patrick. Chính Ngài là người đã thành lập nhà thờ tại mũi trong một thời gian dài trước đó. Ngày nay, tàn tích của nhà thờ cùng một cây thánh giá bằng đá và một giếng nước thánh nằm tại đỉnh của mũi Downpatrick vẫn có thể nhìn thấy. 
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 3
 

Mũi Downpatrick từng là một điểm đến hành hương nổi tiếng ở Ireland và ngày nay vẫn còn những đám đông tụ họp tại mũi vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 7, được gọi là ngày chủ nhật Garland.  Người ta đến để dự lễ mi-xa tại địa điểm thiêng liêng này.
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 4
 

Trong chiến tranh thế giới thứ II, người ta đã xây dựng một ngôi nhà quan sát để bảo vệ bờ biển tại mũi. Ngày nay ngôi nhà này được nhiều loài chim biển sử dụng như trạm dừng chân, khám xét những vách đá cao gần đó trước khi chúng tìm nơi trú ngụ.
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 5
 

Bị cắt lìa khỏi đất liền và nằm cách bờ biển khoảng 80m là một núi đá cao ấn tượng được gọi là “Dun Briste” hay “Pháo đài bị vỡ". Núi đá cao ngoài biển khơi này đã tách ra khỏi lục địa trong năm 1393 và đây được cho là kết quả mà biển cả tạo ra. Vào thời điểm xảy ra việc tách rời đó, có nhiều người sống trên tháp đá. Họ đã được những con tàu cá qua lại giải cứu bằng dây thừng.
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 6
 

Tháp đá cao này rất đẹp, nếu đứng từ mũi Downpatrick quan sát có thể nhìn thấy lớp địa tầng đá nhiều màu sắc xếp chồng lên nhau.
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 7
 

Những vách đá trong khu vực bao gồm cả núi đá Dun Briste được hình thành trong giai đoạn kỷ Cacbon, một thuật ngữ địa chất được dùng cho khoảng thời gian cách đây 350 triệu năm, khi nhiệt độ nước biển xung quanh Ireland cao hơn nhiều so với ngày nay.
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 8
 

Tuy nhiên trong văn hóa dân gian địa phương của Ireland có một câu chuyện kể về sự hình thành đá khác. Truyền thuyết kể lại rằng từng có một thủ lĩnh ngoại giáo sống tại mũi đất đã lâu mà không muốn chuyển đi bất cứ đâu, nên thánh Patrick khuyên ông cải đạo theo Thiên chúa giáo nhưng ông từ chối. Điều này khiến thánh Patrick giận, ngài đập cây gậy phép của mình xuống đất khiến cho một đoạn của mũi đất nơi vị thủ lĩnh này sống nứt ra và đi vào đại dương. Mũi đất bị nứt ra đó là tháp đá Dun Briste hiện nay.
 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp tháp đá "cô đơn" tại Ai-len - 9
 

Mũi Downpatrick là nơi được nhiều người thường xuyên viếng thăm mỗi năm. Họ đến đây chủ yếu để ngắm chim, quan sát và ghi nhận màu sắc cũng như những dạng đá khác nhau tại những vị trí trên mặt tầng tháp đá khi chúng chuyển đổi theo mùa. Trong tháng 5 và đầu tháng 6, mũi chính là vùng đất màu mỡ của loài cây thạch thung dung phát triển, chúng đơm hoa phô sắc hồng tươi rực rỡ trên đại dương.


Theo Du lịch 24h



Qua Tang Online