Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Khác

Những tác phẩm để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đăng lúc 10:38 ngày 01/11/2013

Nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúng ta tự hào về nhà quân sự tài ba, kiệt xuất, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, Đại tướng còn nhà một nhà báo, nhà giáo Lịch sử với những tác phẩm có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là những tài liệu quý báu về những năm tháng chiến đấu oanh hùng của dân tộc.


 
Nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúng ta tự hào về nhà quân sự tài ba, kiệt xuất, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, Đại tướng còn nhà một nhà báo, nhà giáo Lịch sử với những tác phẩm có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là những tài liệu quý báu về những năm tháng chiến đấu oanh hùng của dân tộc.
 
1. Vấn đề dân cày (1938)
 
Sách ký bằng bút danh Qua Ninh và Vân Đình, được nhà sách Đức Cường in thành 2 tập, phát hành tại Hà Nội. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đường lối của Đảng và thực tiễn khảo sát đời sống nông thôn, tác giả đặt vấn đề nghiên cứu sâu sắc thực trạng nông thôn Việt Nam dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến, đề cập tới vấn đề ruộng đất và dân cày như là nội dung trụ cột của đời sống xã hội nước ta. Cuốn sách phê phán những nhận thức, quan điểm sai lầm đối với dân cày và vạch rõ vị trí của họ trong cách mạng Việt Nam. Cuốn sách cũng tố cáo các chính sách phản động của đế quốc và phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi… đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp.
 
Những tác phẩm để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cuốn sách "Vấn đề dân cày"
 
2. Từ nhân dân mà ra (1964)
 

“Từ nhân dân mà ra” kể chuyện lịch sử hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam mà tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời ngày 22.12.1944 tại chiến khu Cao Bắc Lạng; chỉ với 34 chiến sĩ đầu tiên đã đánh thắng hai trận mở màn Phai Khắc, Nà Ngần. Tác giả kể sau trận Nà Ngần diễn ra vào rạng sáng ngày 25.12.1944: “Trận đánh kết thúc trong vòng dăm phút. Toàn bộ binh lính địch đầu hàng. Về phía ta, đồng chí Bê bị thương ở ngón tay vì viên đạn của tên quản. Bộ đội nhanh chóng thu thập súng đạn, tài liệu, phát truyền đơn và dán biểu ngữ. Tù binh được tập hợp lại giữa sân.  Chị Loan, chị Cầm và chị Thanh giải thích cho họ bằng tiếng Thổ. Họ rất ngạc nhiên khi thấy hai nữ chiến sĩ vai mang súng, lưng đeo đạn, nói năng rất lưu loát, phân tích cho họ về tình hình trong nước và nghĩa vụ của những người dân, kêu gọi toàn thể binh sĩ quay súng lại giết giặc”.

 

3. Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử (1964).
 
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” là cuốn hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những năm tháng lãnh đạo quân dân từng bước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Tác phẩm thể hiện rõ nét những nội dung cơ bản tư tưởng quân sự, nổi bật lên là tính nhân văn và tư tưởng hòa bình.
 
4. Chiến đấu trong vòng vây (1995)
 
Đây là những ghi chép theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1950 tức là những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chúng ta thường nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ khi nói về cuộc kháng chiến chống Pháp. Thực ra chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao, là kết quả cuộc 1 đường lối chiến tranh hợp lí lâu dài mà lãnh đạo nó, không ai khác là Hồ Chủ tịch và người học trò xuất sắc của người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. "Chiến đấu trong vòng vây" mô tả lại những năm tháng chuẩn bị cho chiến thắng rực rỡ sau này.
 
5. Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng (2001)
 
 Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi.
Với thắng lợi vĩ đại ấy, quân và dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ: kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm thắng hai "đế quốc to", giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất nước nhà. Đây là cuộc kháng chiến lâu dài nhất, quyết liệt nhất. oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
 
Thắng lợi ấy đã chấm dứt ách thống trị của thực dân - đế quốc hơn 100 năm trên đất nước ta. Tổ quốc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
 
Thắng lợi lịch sử ấy bắt nguồn từ đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ tinh thần đoàn kết chiến đấu. anh dũng bất khuất của toàn dân, toàn quân, gắn liền với sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương: Bộ Tổng tư lệnh trong quá trình kháng chiến.
 
Những tác phẩm để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
Cuốn sách "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng"
 
Mùa Xuân 1975, tại Tổng hành dinh trong thành cổ Hà Nội, Bộ thống soái tối cao đã làm việc khẩn trương: liên tục, tập trung trí tuệ, tài năng ra những quyết định, kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những mệnh lệnh, chỉ thị cho quân và dân cả nước biến các Nghị quyết của Đảng thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trên các mặt trận. Cũng tại đây, các cơ quan của Tổng hành dinh: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật đã phát huy năng lực và kinh nghiệm theo chức năng, nhiệm vụ, cùng với các cơ quan của Đảng và Nhà nước giúp Bộ thống soái tối cao, góp phần vào thắng lợi chung.
 
Cuốn  “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” muốn nói lên nhãn quan chiến lược, sự sáng suốt và nhạy bén, tinh thần quyết đoán của Bộ thống soái tối cao, đặc biệt trong những thời cơ lớn, cũng như tinh thần làm việc toàn tâm, toàn ý, mưu trí, sáng tạo của các cơ quan Tồng hành dinh.
 
Theo Lê Vy 
Tin mới/Nguoiduatin.vn



Qua Tang Online