Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Dinh dưỡng & Sức khoẻ

Quả lê: Quả ngon - vị thuốc

Đăng lúc 09:01 ngày 26/03/2010
Photo
Cây lê được trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Có hoa vào mùa xuân, thu hái quả vào mùa thu. Nó là một trong số rất ít loại quả chín sau khi thu hái. Lê được bày bán ở nhiều nơi hiện nay là lê nhập từ Trung Quốc.
 


Theo tài liệu cổ, quả lê có vị ngọt, hơi chua, tính lạnh, không độc, vào các kinh phế, vị. Có công dụng nhuận phổi, mát tim, tiêu đờm, giáng hỏa, giải khát. Chữa đờm nhiệt sinh ho (nấu cao để điều trị ho), đại tiện bí kết... Theo y học cổ truyền; quả lê dùng để chữa một số bệnh sau:

Nhuận phổi trị ho: Dùng khoảng 100g lê tươi cắt vụn, cho nước vào nấu nhừ, vắt bỏ bã, nước đem cô đặc thành cao lỏng, thêm một ít đường phèn vào trộn đều cho đủ ngọt, chia làm 3 - 4 lần uống trong ngày sẽ mau khỏi ho.

Ở Trung Quốc, người ta còn chế nhiều loại cao lê khác nhau để điều trị ho. Đơn cử một loại cao lê với tên "Thu lê đường" bào chế như sau: Lê mùa thu: 20 quả, gừng tươi: 0,2kg, táo tàu: 1 kg, ngó sen: 1,5kg. Các thứ trên thái nhỏ đem nấu lấy nước cô thành cao, cho tiếp 0,25 kg đường phèn và thêm một ít mật ong chế thành cao lỏng.

Chữa bỏng: Dùng quả lê tươi, lấy dao sạch cắt thành từng lát mỏng đắp lên chỗ bỏng thì hết đau và không bị loét da.

Giải độc rượu: Quả lê tươi đem gọt bỏ vó, cắt thành từng miếng vừa ăn, cho người uống rượu say ăn vào sẽ mau dã rượu giải độc.

Chữa nôn nấc, khó nuốt: Lấy một quả lê gọt bỏ vỏ, khoét bỏ lõi, nhét vào đấy 15 hạt đinh hương, dùng lá rau gói bọc kín lại, đem nướng chin (hoặc hấp), khi ăn bỏ đinh hương đi, chỉ ăn lê sẽ hết bệnh. Về phương diện dinh dưỡng, một quả lê (khoảng 250g) cung cấp cho cơ thể 98 kilôcalo, 25g gluxit, và một lượng đáng kể vitamin C(11%). Đặc biệt lê chứa một lượng lớn pectin (nhiều hơn cả táo) - một loại chất xơ thực phẩm hòa tan được. Nhờ có nhiều pectin lê trở thành món ăn có tác dụng hạ mức cholesterol trong máu. Pectin dễ tan trong nước, khi đi qua ruột tạo ra thể đông (gel) giữ muối mật trong lớp chất nhầy không cho nó quay trở vào máu . Cơ thể luôn luôn có chức năng sản xuất loại muối mật để bù vào lượng muối mật mất đi mỗi ngày. Nguyên liệu mà cơ thể cần để tổng hợp ra muối mật chính là cholesterol - do đó pectin có nhiều trong lê gián tiếp tham gia vào việc làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho những ai đang điều trị bệnh tăng cholesterol huyết. Nhờ có nhiều pectin, lê còn góp phần làm tăng độ xốp mềm của bã thải tiêu hóa chống táo bón.


Qua Tang Online