Chữ Tết là một từ Việt gốc Hán, được gọi chệch từ chữ tiết của Hán ngữ. Thời Bắc thuộc, nước ta đã áp dụng lịch của Trung Hoa.
Chia 1 năm ra 24 tiết là: Lập Xuân, Vũ thủy, Kim trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Từ năm 1991 nước Trung Hoa lại chia năm âm lịch thành 4 tiết chính (nước ta gọi là mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông).
Ứng với tiết xuân có Tết Nguyên Đán (mồng 1 tháng giêng).
Ứng với tiết Hạ có tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5) còn gọi là tết diệt sâu bọ, ăn rượu nếp.
Ứng với tiết thu có Tết Trung Thu (rằm tháng 8)v Ứng với tiết đông có ngày Đông Chí (là ngày chuyển tiếp giữa năm cũ với năm năm mới dương lịch (là ngày 22 tháng 12 dương lịch).
Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, chữ "tiết" dần dần được Việt Hóa và được gọi là "Tết".
Nguyên Đán cũng là từ Việt gốc Hán, chữ "Nguyên" có nghĩ là "đầu tiên, bắt đầu", chữ "Đán" là "buổi sáng".Tết Nguyên Đán có nghĩa là: Buổi sáng khởi đầu của một năm, bắt đầu của tiết Xuân.