Đi ăn đồ nướng Hàn Quốc bình dân với chất lượng... nhà hàng
Đăng lúc 20:36 ngày 02/04/2014
Trong khu ổ chuột trải dài trên bờ sông, hàng chục nghìn người sống trong những căn nhà gỗ ọp ẹp. Không có hồ sơ điều tra dân số chính thức, nhưng ước tính cho thấy khoảng 150.000 đến 250.000 người sống ở đây.
Cách đây hơn 100 năm, khu này từng là một làng đánh cá nhỏ do những ngư dân đến từ Benin đến kiếm sống.
Dân số hiện nay của thị trấn Makoko chủ yếu là dân lao động nhập cư từ các nước Tây Phi, đang cố gắng để kiếm sống ở Nigeria, tạo ra một cộng đồng sôi động và phát triển.
Những người dân nơi đây sinh sống trên những dòng nước ô nhiễm đã trở nên đen bóng. Nơi đây không còn là nơi thích hợp cho cá, nó tỏa ra một mùi hăng và một lớp dày của cặn bã tụ tập xung quanh các căn lều bằng gỗ ọp ẹp.
Cuộc sống mưu sinh nơi đây diễn ra rất vất vả và khó khăn, tất cả như in hằn trên khuôn mặt của từng người dân. Các cư dân của Makoko phải sống trong những ngôi lều lụp xụp, điện và nước sinh hoạt là những thứ vô cùng xa xỉ.
Cách duy nhất để có được nước uống là phải mua từ các nhà cung cấp, được lấy từ các giếng khoan. Chính phủ không cung cấp nước miễn phí cho cư dân Makoko, họ không muốn người dân sống ở đó. Năm 2012, chính phủ cho phá hủy nhiều ngôi nhà nổi cũng như các công trình bất hợp pháp khác. Các quan chức tuyên truyền về vấn đề sức khỏe và vệ sinh môi trường, nhưng một số người dân địa phương nghi ngờ rằng động cơ của chính quyền là muốn bán đi khu vực có lợi cho phát triển bất động sản.
Thật thương tâm khi thấy trẻ em ở đây vẫn thường xuyên tắm và bơi lội trong dòng nước bẩn thỉu và hôi thối ấy.
Người dân dùng xuồng để làm phương tiện di chuyển trên sông, và là nơi để trao đổi hàng hóa. Họ sử dụng ca nô nhỏ đề chở hàng hóa đi bán trong chính khu vực sinh sống, mặc dù đó chỉ là những món đồ ăn nhẹ, dụng cụ gia đình rẻ mạt… nhưng cũng giúp họ có thêm chút tiền chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày.
Có rất nhiều những đứa trẻ đã ra đời trong khu ổ chuột này mặc dù cuộc sống ở đây rất khó khăn. Nguyên nhân của việc có nhiều con này xuất phát từ trình độ dân trí kém của người dân.
Trung bình mỗi gia đình ở đây có từ 6 đến 10 người. Có những túp lều lụp xụp có tới hơn chục đứa bé.
Rác rưởi, bẩn thỉu chất chứa ngay dưới chân các túp lều các làm cho môi trường ở đây thêm ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân. Nước thải, rác thải sinh hoạt thải trực tiếp vào dòng sông rồi người dân lại tiếp tục sử dụng nguồn nước ấy trong sinh hoạt hằng ngày.
Gần đây, một nhóm các kiến trúc sư đã nghĩ ra một trường nổi được xây dựng từ thùng nhựa có không gian cho lớp học cũng như khu vui chơi. Người ta hy vọng, Makoko sẽ thoát khỏi tình cảnh như hiện nay và nụ cười sẽ bừng sáng trên khuôn mặt của những đứa trẻ.
Theo Vnexpress