Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Trăm năm làng biển Mỹ Long (Trà Vinh)

Đăng lúc 13:38 ngày 11/06/2014
Làng biển Mỹ Long ở Trà Vinh có từ những năm 20 của thế kỷ trước. Ngư dân không chỉ bám nghề để làm giàu từ tôm cá mà còn vươn khơi để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
 
Làng biển Mỹ Long ở Trà Vinh có từ những năm 20 của thế kỷ trước. Ngư dân không chỉ bám nghề để làm giàu từ tôm cá mà còn vươn khơi để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hầu hết các làng quê ven biển Nam bộ hàng năm đều có lễ hội Nghinh Ông và ở thị trấn Mỹ Long của huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có lễ "cúng biển" diễn ra từ mồng 10-12 tháng 5 âm lịch. Theo tương truyền, khoảng năm 1799, trong lúc Nguyễn Ánh bôn tẩu quân Tây Sơn, tìm đường biển chạy sang Xiêm thì gặp bão lớn làm thuyền chao đảo. Trước lúc nguy nan, con cá voi (còn goi là cá Ông) đến nâng thuyền lên và đưa vào bờ biển Trà Vinh giúp Nguyễn Ánh thoát nạn.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn cá voi cứu mình, ông sắc phong cho cá voi là Nam Hải Đại tướng quân.
 

le-hoi-cung-bien.jpg

Tưng bừng lễ hội cúng biển ở Mỹ Long ngày 9/6. 
 

Theo lão ngư Lâm Văn Chà 80 tuổi, ông là thế hệ thứ 2 của làng biển Mỹ Long. Người có công khởi nghiệp nghề biển Mỹ Long là ông Cao Văn Huyền có nghề đóng đáy hàng khơi.

Khoảng 100 năm trước, làng biển Cung Hầu - Mỹ Long là một trong chín cửa sông Cửu Long đổ ra biển Đông có rất nhiều cá mập. Ngư dân hành nghề đóng đáy song cầu, đáy hàng khơi khi ấy chủ yếu dùng phương tiện thô sơ như thuyền buồm, ghe tam bản nên thường xuyên bị gió bão đánh chìm.Tuy nhiên rất ít trai tráng bị cá mập ăn thịt bởi thuyền khi đắm thường được cá voi cứu giúp, nâng đẩy vào bờ. Từ đó, dân làng tổ chức lễ hội "cúng biển" hàng năm với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng và tạ ơn biển khơi cùng con cá voi luôn cứu giúp ngư dân bị nạn.

Đến năm 1920, cuộc sống làng biển Mỹ Long khá giả lên, ngư dân đóng góp xây miếu Bà Chúa Xứ để thờ cúng. Lễ hội không thể thiếu nghi thức Nghinh Ông Nam Hải rồi đến giỗ tiền chức, chánh tế, tống tàu ra khơi. Những chiếc tàu tống ra biển thường chở theo các phẩm vật nhưng con heo trắng hơn 60 kg, gạo, củi, muối…
 

tong-tau-ra-bien.jpg

Nghi thức tống tàu ra khơi. 

"Ông bà trước đây để lại nghề biển được coi là nghề hạ bạc nhưng giờ đây biển cả bao la đã mang lại ấm no cho hàng ngàn ngư dân làng biển Mỹ Long. Ngoài việc mưu sinh, ngư dân luôn ý thức mỗi chuyến vươn khơi còn có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo", ông Lưu Văn Phú (58 tuổi) thế hệ thứ 3 của làng biển Mỹ Long chia sẻ tại lễ đón nhận bằng công nhận lễ hội cúng biển Mỹ Long là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Nguyễn Thanh Tuy - Bí thư kiêm Chủ tịch thị trấn Mỹ Long - cho biết cùng với việc bảo tồn, gìn giữ nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của làng nghề, ngư dân Mỹ Long luôn háo hức vươn khơi bám biển, làm giàu từ tôm cá gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
 

Theo Vnepress




Qua Tang Online