Phần đông lứa trẻ, có cả lớp đứng bóng, đôi khi thêm quan chức ưa dùng đồ ngoại nhập để tỏ vẻ sành điệu, quý phái, chơi sang. Xin thưa thớt chuyện chân chất, thật thà như đếm này để thử, làm vui.
Trên đường lên đất thánh Việt Bắc hồi giữa thế kỷ trước, ở chân dãy Tam Đảo, tại một nhà sàn ven đường mòn, chủ nhà cho khách lạ nguyên cả con gà. Miếng ngon nhớ lâu, hương vị thơm, ngọt chắc, mềm mại, của thịt gà vương đến nay vẫn còn mãi như một kỷ niệm đậm nét, qua hơn 6 thập kỷ.
Đến khi đọc sách "nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên" thấy được câu" Tổ tiên của loài gà là con gà rừng đỏ Đông Nam Á" của Choles Darwin, mới rõ nguyên lý uyên bác cũng là thực tế đó. Điều chỉ ra của nhà sinh vật học thiên tài ở ngay Tam Đảo. Nhà sinh vật Nga Vivalob cũng nói tương tự về cái nôi sinh vật của khu vực này. Lịch sử Pháp có câu chuyện của vua Lu-i 14 được mệnh danh là đại đế của dòng họ Boubon, đem lại vinh quang và cùng triều đại ông làm kiệt quệ nước Pháp, đã hứa với thần dân "đêm giáng sinh, mọi nhà sẽ có gà quay". Đủ biết thế kỷ 18, gà quay còn là ước mơ, thèm muốn ở Tây Âu, đi vào tuyên ngôn của Hoàng đế.
Ở nông thôn Việt Nam, cụ Tam nguyên Yên Đổ nhàn tản điền viên, tiếp bạn thiếu thịt gà đã than thở: “Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà". Món ăn ngon, thịnh soạn đấy, vẫn là trong thực đơn cơm bữa hàng ngày, nho gia thanh đạm bằng hữu thù tạc, thịt gà vẫn là đầu vị, không có tự thấy ngượng mặt, phải thanh minh tạ lỗi. Tư duy giao tiếp định hình như thế.
Công tác vùng dân tộc miền núi, về cơ sở quyen, ta luôn gặp cảnh chủ nhà, vãi nắm sắn, ngô hay thóc, gà te tác về đầy sân, căng dây nỏ lên, tách một phát là chọn con nào trúng con đó. Khách muốn can gián từ chối cũng măc. Gà , vịt sẵn thế, có đáng gì, hiếu khách là tập tục cổ truyền, lại thêm tình cá nước; chuyện tự nhiên đời thường cả thôi mà.
Thống nhất đất nước, vào Sài Gòn mới giải phóng, người ta kể như một chuyện lạ: người Mỹ không biết ăn ngà luộc, họ cho gà luộc là kỳ cục, ta thấy ngon.
Giao thoa văn hoa phát triển công nghệ, chuyện bình thường ở người Việt Nam, là ưa ăn nhiều nước, làm chín đủ kiểu, chủ yếu là chần, luộc, đồ, tráng, nấu, chưng, ninh, hầm. Bếp núc vốn nối tiếp bếp sôi, hơi nước trong trừơng phái văn hóa lúa nước. Bếp núc Tây Âu chủ lực là lò nướng; nông thôn có lò sưởi giữa nhà, vẫn thêm là nướng góc sân bếp ga, bếp điện ở đô thị hiện đại cứ phải có ngăn là nướng. Văn hóa lò nướng lan truyền cùng trường phải du mục.
Cứ thế gà, ngỗng quay đi vào khẩu vị, tập tục, yến tiệc."Mơ ước gà quay" của dân chúng Tây Âu thành hiện thực vào thời đại cách mạng kỹ thuật thế kỷ 18-19 phát triển Gà công nghiệp phát triển giống lai, khẩu phần ăn cân đối hoàn chỉnh, chăm sóc bằng máy điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo ngày tuổi… cho ra sản phẩm hàng loạt lớn như thổi. Gà làm sạch ướp đông lạnh, 1-1,2kg mới 6-8 tuần tuổi. Theo quy trình công nghiệp đến ngày là phải xuất chuồng, nuôi thêm ngày nào hao phí thức ăn cao, giảm lợi nhuận.
Như thế chỉ có quay hoặc rán lên mềm thịt, chứ luộc là ra nước hết, nhão nhoét vô vị, không ăn được. Ăn uống chỉ biết có mấy món đã quen miệng, cũng là một kiểu kỳ thị, tính thích ứng hạn hẹp.Người Việt ăn gà thoải mái từ thời tiền sử, sáng tạo ra vô số món, nướng, quay, rán, luộc, đồ xôi, hầm cách thủy, ninh, cháo gà, miến gà, gà băm viên, gà xé phay.v v... Tính phong phú, khoái khẩu, sành điệu cũng đáng nể lắm chứ, cứ gì phải tìm đâu xa.