Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Vanuatu - vùng đất của những kẻ thách thức tử thần

Đăng lúc 09:46 ngày 18/04/2014
Người dân nơi đây có tục lệ nhảy lao đầu xuống đất mạo hiểm bằng những phương pháp thô sơ, bất chấp cái chết luôn cận kề.
 
Người dân nơi đây có tục lệ nhảy "lao đầu xuống đất" mạo hiểm bằng những phương pháp thô sơ, bất chấp cái chết luôn cận kề.

Vanuatu là đảo quốc nằm ngoài khơi Thái Bình Dương, cách phía đông Australia 1.750 km và không quá xa về phía nam quần đảo Solomon. Dù nền kinh tế chưa phát triển, Vanuatu vẫn được biết đến với trò chơi mạo hiểm thách thức cả tử thần. Đó là nghi lễ truyền thống "Lao mình xuống đất" (Nagol), được tổ chức  từ tháng tư tới tháng sáu hàng năm ở phía nam đảo Pentecost. Sở dĩ nghi lễ này diễn ra vào thời điểm này vì đây là tháng sau mùa mưa khi những cây dây leo dùng để buộc cổ chân có độ dẻo dai và tính đàn hồi tốt nhất.

 
article-2138837-12E6F34C000005-3400-6646

Nghi lễ 'Lao đầu xuống đất' của người dân Vanuatua được đánh giá là một trong những trò mạo hiểm nhất thế giới.
 

Những người đàn ông trong vùng sẽ trèo lên một cái tháp gỗ có độ cao khoảng 100 bước chân và nhảy xuống đất với hai dây leo cây quấn quanh mắt cá chân. Theo tín ngưỡng, cú nhảy từ độ cao càng lớn thì mùa màng càng bội thu. Trước khi nhảy, đoàn người gồm khoảng 100 người đàn ông bản địa thường đọc kinh thánh.

Cú nhảy lý tưởng là nhảy từ độ cao lớn và vai phải tiếp đất. Người thực hiện sẽ bắt chéo hai tay trước ngực để tránh chấn thương tay, đầu cúi xuống để vai có thể chạm đất. Vì thực hiện nhảy ở độ cao lớn và không có thiết bị bảo vệ an toàn, trò chơi này được xếp vào danh sách những nghi lễ nguy hiểm nhất thế giới.
 

2-9371-1397705748.jpg

Cận cảnh ngọn tháp gỗ mà người dân dùng để nhảy.
 

Vào thời điểm diễn ra nghi lễ, Vanuatu cũng chào đón khá nhiều du khách tới tham quan. Tuy có nhiều khách đăng ký được thử trò chơi mạo hiểm này, ban tổ chức chỉ đồng ý cho tối đa 50 khách tham gia mỗi tuần bởi họ không muốn mang nghi lễ truyền thống quê nhà làm hình thức kinh doanh. Thu nhập từ việc bán vé cho du khách tham gia sẽ được xung công quỹ nhằm tu sửa trường học, nhà thờ...

"Lần đầu tiên bạn làm điều đó, bạn sẽ lo lắng đôi chút. Nhưng sau hai hay ba lần, điều đó sẽ trở nên hoàn toàn bình thường", Fidael Beaf - một người dân bản địa 44 tuổi tiết lộ với báo chí.

Còn Michael Olul, một người dân 33 tuổi khác lại tỏ thái độ coi thường khi được du khách so sánh nghi lễ của họ với trò nhảy bungee đình đám trên thế giới. "Bungee đâu gọi là dũng cảm" - anh cho biết.
 

3-8283-1397705749.jpg

Khoảng 30 người đàn ông được trao nhiệm vụ dựng tháp gỗ trong vòng một tháng.
 

Tuy vậy đã có khá nhiều cái chết xảy ra tại nghi lễ truyền thống mạo hiểm này. Tháng 2/1974, nữ hoàng Elizabeth đệ nhị tới thăm Pentecost và tới xem nghi lễ nhảy này, một người đã chết vì thực hiện cú nhảy. Nhưng người dân nơi đây vẫn coi đây như một môn thể thao yêu thích.

Vì mức độ nguy hiểm của trò lao mình xuống đất, các nhà truyền giáo châu Âu cấm tổ chức trò này vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên các linh mục vẫn bỏ sót miền Nam của đảo Pentecost nên nghi lễ này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Nguồn gốc của trò chơi

Trò chơi này gắn bó với một huyền thoại bất hạnh trong hôn nhân của một cặp đôi. Ngày xưa ở vùng đất Vanuatu có một người phụ nữ đã bỏ trốn vào rừng để thoát khỏi việc chạm trán hàng ngày với chồng. Khi thấy người chồng đuổi theo, cô đã trèo lên một cái cây và sau đó buộc dây leo vào hai cổ chân mình rồi nhảy từ trên cao xuống một cách an toàn nhằm tiếp tục chạy trốn. Người chồng cũng làm tương tự vợ nhưng không có sự trợ giúp của những sợi dây leo, anh lao xuống đất và chết thảm.

Lấy "cảm hứng" từ hành động nhảy từ trên cao xuống của người phụ nữ kia, các chị em ở Pentecost học theo và nó nhanh chóng trở thành một trò chơi phổ biến. Những người đàn ông trên đảo thấy thế cũng bắt chước theo. Qua thời gian, việc nhảy từ trên cây xuống được người dân "cải tiến" thành nhảy từ một tháp gỗ.

Chiếc tháp gỗ ngày nay được người dân sử dụng để thực hiện nghi lễ truyền thống do 30 người đàn ông trong vùng dựng lên trong vòng một tháng. Thời điểm xây dựng tháp, họ sẽ sống cùng nhau trong một túp lều và tránh tiếp xúc với phụ nữ. Tháp cũng được chia thành các mức độ cao thấp khác nhau cho từng người nhảy. Mức thấp nhất là dành cho trẻ em từ 5 tuổi.
 


Theo Vnexpress




Qua Tang Online