Một người bán hàng tại Nam Kinh, Giang Tô giới thiệu cặp bánh Trung thu bằng vàng. Ảnh Peopledaily.
|
"Có rất nhiều khách hàng không ngại bỏ ra những khoản tiền lớn để mua quà tặng cao cấp nhân dịp Trung thu. Nhờ đó doanh số bán bánh Trung thu vàng và bạc của chúng tôi rất tốt. Một lợi thế nữa là chi nhánh của chúng tôi nằm gần với các cơ quan chính phủ", ông Zhao, quản lý của China Merchants Banks cho biết.
Khách hàng phải đặt hàng trước khoảng hai tuần để sở hữu một sản phẩm đắt giá này. Ông Zhao nhấn mạnh thêm, số lượng bánh vàng bánh bạc do China Merchants Banks cung cấp hiện tại đã hết.
"Khi tranh chấp chủ quyền hòn đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên gay gắt, giá vàng tăng cao. Ngày càng nhiều người dân xem trọng giá trị của vàng. Dĩ nhiên, những quà tặng xa xỉ kiểu này không phải để dành cho người thân hay bạn bè".
Một số ngân hàng khác như Bank of Communications và Agricultural Bank of China cũng đua nhau kinh doanh bánh Trung thu cao cấp này. Chúng thường có giá từ 2.000 đến 10.000 nhân dân tệ. Kingee Gold đang là bộ bánh Trung thu đắt nhất tại Trung Quốc, được sản xuất với số lượng hạn chế, giá 47.620 nhân dân tệ.
|
Một phụ nữ mua bánh Trung thu bằng vàng tại một cửa hàng ở Bắc Kinh. Ảnh Peopledaily.
|
Lin Zhe, Giáo sư lĩnh vực phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc, chia sẻ: "Sự tồn tại của ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu biếu tặng này cho thấy mức độ trầm trọng của nạn tham nhũng ở Trung Quốc. Điều đáng lo ngại là ngày nay nó đang dần trở nên quá phổ biến".
Wang Xiaoyu, một giáo sư phê bình văn học tại Đại học Tongji, Thượng Hải, cảm thấy những món quà tặng quá đắt tiền và sang trọng như vậy không hề mang ý nghĩa văn hóa truyền thống.
"Chúng chỉ đơn thuần là một biểu hiện của hối lộ, tham nhũng mà thôi", vị giáo sư này khẳng định.
Theo - Nguyễn Tâm (tổng hợp) - vnexpress