Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Bảo tàng Do Thái lớn nhất châu Âu

Đăng lúc 10:51 ngày 01/03/2014
Bảo tàng Do Thái ở Berlin, Đức được coi như một bách khoa thư, nơi trưng bày, bảo tồn và tôn vinh tất cả những gì liên quan đến người Do Thái.
 
Bảo tàng Do Thái ở Berlin, Đức được coi như một "bách khoa thư", nơi trưng bày, bảo tồn và tôn vinh tất cả những gì liên quan đến người Do Thái.
 

Chính thức mở cửa từ tháng 9/2001, bảo tàng Do Thái Berlin nổi tiếng với một tổ hợp kiến trúc quy mô và hoành tráng bao gồm: khu nhà cổ, khu nhà mới, sân vườn kính và một học viện.

Khu nhà cổ

Hiện nếu đến thăm quan khu nhà cổ (Kollegienhaus), bạn sẽ được chiêm ngưỡng những phòng trưng bày, các phòng sự kiện, cửa hàng bán đồ lưu niệm và thưởng thức các món ăn tại nhà hàng Liebermann.
 

image001-9983-1390644123.jpg

Toàn cảnh bảo tàng Do Thái Berlin ở Đức.
 

Xây dựng vào năm 1735, Kollegienhaus lúc đầu là Tòa án Tư pháp của giới quý tộc Đức, được thiết kế bởi Philip Gerlach, kiến trúc sư nổi tiếng với công trình nhà thờ Garnison ở Potsdam.

Khu nhà cổ là một tòa nhà hai tầng, ba cạnh được xây dựng trên khuôn viên hình vuông, với mặt tiền ở giữa, một góc là lối vào chính của bảo tàng có gắn quốc huy nước Phổ (quốc gia đứng đầu trong Đế chế Đức) như một phép ẩn dụ cho sự khôn ngoan và công lý - một dấu tích trường tồn cho mục đích sử dụng ban đầu của tòa nhà – Tòa án Tư pháp.

Khu nhà mới

Ngay từ khi ra đời, khu nhà mới đã có vô vàn ý kiến trái chiều. Nhiều du khách cho rằng công trình dưới bàn tay “phù phép” của kiến trúc sư Daniel Libeskind từ những năm 1989 thực sự là một kiệt tác phi kết cấu, có sự sáng tạo đột phá và là một công trình đầy trí tuệ…

Kiến trúc sư Libeskind đã tự gọi “đứa con tinh thần” của mình là “một ma trận không hợp lí và vô hình,” nhưng nó đã thực sự chạm được vào tiềm thức và đánh bật được các giác quan của mỗi du khách khi tham quan từng ngóc ngách, chiêm ngưỡng từng kỷ vật hay đọc theo từng mẩu thông tin của bảo tàng.

Những yếu tố kiến trúc hiện đại của tòa nhà Libeskind là bề mặt ốp kẽm, khu vườn Tha hương, ba Trục trưng bày về những thăng trầm của người Do Thái tương tác trong xã hội Đức, và các Khoảng trống.

Khoảng trống

Từ tòa nhà cổ, một cầu thang dẫn xuống tầng hầm thông qua một Khoảng trống bằng bê tông chính là cầu nối với tòa nhà mới.
 

image007-3348-1390644123.jpg

Khoảng trống "thực sự không phải là một khoảng không gian trống của bảo tàng."
 

Có tất cả 6 Khoảng trống như những cái hang chạy dọc xuyên suốt tòa nhà mới. Với tường bằng bê tông, không được làm ấm cũng không có điều hòa và phần lớn không có chút ánh sáng nhân tạo nào, các Khoảng trống hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của tòa nhà.

Từ trên nhìn xuống, người ta có thể thấy rõ các Khoảng trống này bởi các bức tường sơn ngoài màu đen. Một nghệ sĩ điêu khắc người Israel, Menashe Kadishman đã tạo ra 10.000 chiếc “Lá rơi” - những hình tròn bằng thép khắc những khuôn mặt thất kinh khiếp đảm, bao phủ toàn bộ sàn của một trong 5 Khoảng trống.

Du khách bước chân trên Khoảng trống này ắt sẽ có nhiều cảm xúc và trải nghiệm mà theo như Daniel Libeskind đã nói, Khoảng trống “chính là những thứ không thể trưng bày được, là một phần của lịch sử thảm khốc của người Do Thái ở Berlin: Nhân loại đã biến thành tro bụi”.

Các trục biểu tượng Đức - Do Thái

Du khách đi qua Khoảng không lớn xuống đến hết cầu thang từ tòa nhà cũ sẽ thấy phía trước là một con đường - hệ thống tạo thành từ ba trục tượng trưng cho ba thực tế trong lịch sử người Do Thái ở Đức.

Trục đầu tiên và dài nhất của tổng thể là "Trục Liên tục", kết nối tòa nhà cổ với cầu thang chính (cầu thang Sackler) dẫn đến các tầng triển lãm. Kiến trúc sư cho hay, Trục Liên tục chính là biểu tượng cho sự tiếp diễn không ngừng của lịch sử Berlin, trục chính của hai trục còn lại.
 

image009-6212-1390644123.jpg

Cầu thang xuống tầng hầm.
 

"Trục tha hương " dẫn ra ngoài trời và khu Vườn Tha hương với các bức tường hơi nghiêng và khá chật hẹp. Ở trục này, sàn nhà không bằng phẳng mà hơi dốc. Trục này chính là đặc điểm tiêu biểu cho cuộc sống cực khổ và bị kỳ thị của người Do Thái vì luôn phải sống lang thang khắp nơi và không có đất nước của riêng mình.

Cuối cùng, “Trục Diệt chủng”, biểu tượng diệt chủng người Do Thấi với lối đi ngày càng hẹp, đen tối dẫn đến Tháp Diệt chủng của người Do Thái. Hàng tủ kính trưng bày gắn hai bên tường trưng bày tài liệu hay vật dụng cá nhân của các nạn nhân.

Vườn Tha hương

Là nơi làm cho du khách hoàn toàn mất phương hướng sau khi rời khỏi ba trục biểu trưng. Khu vườn gồm 49 cột bê tông vuông khiến du khách khi ghé thăm sẽ như bị mắc kẹt trong một ma trận với cảm giác bất ổn và vô định – như những gì người Do Thái cảm thấy khi bị đuổi khỏi nước Đức. Nhưng trên đỉnh các cột đều trồng cây liễu gai dầu, một biểu tượng trường tồn của niềm hy vọng.

Theo Vnexpress





Qua Tang Online