Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Dinh dưỡng & Sức khoẻ

Hoa và sức khoẻ, đời sống

Đăng lúc 09:24 ngày 22/02/2007
Photo
Mùa xuân về trăm hoa đua nở tô đẹp thiên nhiên, cuộc sống. Nói chung con người ai cũng yêu hoa và đã có những người yêu hoa gần như say đắm. Những người yêu hoa đến mức được sử sách nói đến có nhiều nhưng ít ai bằng Trương Mẫn Thúc đời nhà Tống bên Trung Quốc.
 


Ông say mê quý mến các loài hoa, suốt ngày quanh quẩn bên những khóm hồng, chậu cúc, gốc mai, khóm mẫu đơn, trà mi, thược dược... chăm sóc rất công phu.

Trong tất cả các loài hoa, ông chọn ra 12 loài ông cho là đẹp nhất xem như bạn tri kỷ của mình. Đó là mẫu đơn (quí khách), Lan (u khách: khách thích vắng vẻ), cúc (thọ khách), thược dược (cận khách), nhài (viễn khách), tường vi (dã khách: khách nơi đồng nội), quế (tiên khách), thụy hương (giai khách: khách lành), trà mi (nhã khách), mai (thanh khách: khách thanh cao), sen (tĩnh khách: khách ưa tĩnh mịch) và đinh hương (tố khách: khách trong trắng).

Các nhà ẩn dật, các bậc chí sĩ cũng thường coi hoa là bạn. Thi sĩ Đào Tiềm đời Tấn, chán cảnh công danh đã về làm nhà ở nông thôn, trong vườn trồng toàn hoa cúc, tự xưng là "Đông ly quân tử". Ông Trương Hán Siêu đời nhà Trần nước ta lúc về hưu cũng dựng nhà trên núi Non Nước, tỉnh Ninh Bình, trồng hoa cúc để sớm chiều vui thú với hoa… Những chuyện người xưa yêu hoa nhiều không kể xiết.

Người phương Tây yêu hoa theo cách của họ, dùng hoa tô điểm cuộc sống ở mọi nơi, mọi lúc. Họ dùng tên nhiều loài hoa để làm biểu tượng cho tình yêu, sắc đẹp, hẹn hò, sự trong trắng thuỷ chung hay giả dối. Thí dụ, hoa đào chỉ người con gái đẹp, hoa cam chỉ sự trinh bạch (vì vậy các cô dâu thường đội vòng hoa cam), hoa mào gà chỉ sự hăng hái, say mê; hoa mẫu đơn chỉ mối tình thành thực; hoa nhài chỉ sự say mê cuồng nhiệt; hoa lay ơn là lời hẹn hò; hoa lựu chỉ sự nhiệt tình và tự phụ; hoa lưu ly thảo là kỷ niệm không quên; hoa lan là lòng nhiệt thành; hoa hoắc hương chỉ sự oán hận; hoa hoắc hương chỉ sự oán hận, hoa cẩm quỳ là sầu tương tư; hoa lê chỉ sự giả dối…Các bậc danh y xưa cũng say mê tìm hiểu các loài hoa, không chỉ để thưởng thức sắc đẹp, hương thơm mà còn để nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của các cây hoa phục vụ sức khoẻ con người. Hoa hồng, hoa sen, hoa đào, hoa mai, hoa cúc, hoa kim ngân, hoa hoè, hoa phù dung, hoa đại, hoa lan, phong lan... cả trăm thứ hoa đã được Hải Thượng Lãn Ông ghi chép lại tác dụng của từng loài, từng bộ phận của cây hoa trong các sách thuốc của mình.Nhưng cái gì dù tốt đẹp mấy cũng có mặt không hay của nó.

Hoa đẹp về sắc, quý vì hương và không khí đầu xuân ngào ngạt hương thơm làm say mê lòng người thì trên thế giới cũng có hàng trăm triệu con người không chịu được hương thơm của nhiều loài hoa. Chẳng thế mà hàng năm vào mùa hoa nở rộ, đặc biệt là vào mùa xuân đã có biết bao người bị khổ sở vì bệnh dị ứng phấn hoa, hương cỏ.Bệnh dị ứng phấn hoa đã được loài người biết từ lâu và đã được y học mô tả tỉ mỉ từ đầu thế kỷ trước. Từ lâu người ta đã phát hiện mối quan hệ giữa bệnh "sốt ngày mùa" với các mùa hoa mà nguyên nhân là do phấn hoa của nhiều loài cây cỏ. Tại nhiều nước phương Tây, hàng năm cứ đến mùa hoa nở rộ khắp nơi, các bệnh viện lại phải đón nhận khá nhiều người bện

Có hàng chục vạn loài cây cỏ có phấn hoa, nhưng người ta nhận thấy chỉ có khoảng mấy chục loàI phấn hoa có khả năng gây bệnh, thường gặp nhất là liễu, thông, hồng, cúc, sồi, ngải, bạch dương, bồ đề, tử đinh hương, tulipe, cỏ đuôi mèo, cỏ đuôi trâu, ambrosia, primula… Nguyên nhân do phấn hoa có chứa prôtêin lạ đối với cơ thể nên khi lọt vào cơ thể (chủ yếu theo đường hô hấp) đã trở thành một dị nguyên và gây bệnh.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh như sau: Bệnh phát sinh hàng năm vào những tháng nhất định trùng với mùa hoa nở với những triệu chứng giống nhau. Bắt đầu người bệnh mệt mỏi, ăn không thấy ngon, nhức đầu, sau đó sổ mũi, hắt hơi, hoa mắt, viêm màng tiếp hợp mắt… Trường hợp nặng hơn, người bệnh bị sốt, sợ ánh sáng, hắt hơi liên tục, xuất hiện những cơn khó thở, nổi mày đay, có thể lên cơn hen phế quản.

Những trường hợp nhẹ, bệnh rất dễ nhầm với viêm mũi dị ứng và cảm cúm vì cũng gây cảm cúm, nhức đầu, sốt… Lẽ tất nhiên điều trị bệnh này bằng kháng sinh và các thuốc chữa cảm cúm không khỏi mà cần xác định loài hoa nào là dị nguyên, tránh tiếp xúc với hoa có phấn gây bệnh và dùng các thuốc có kháng sinh histamine để làm giảm nhẹ bệnh.

Để phòng bệnh, các thầy thuốc khuyên những bệnh nhân này không nên đến những nơi có nhiều phấn hoa trong công viên, trong vườn và trên đồng cỏ, không mở cửa sổ phòng ngủ trong mùa hoa nở, đặc biệt từ 3 đến 5 giờ sáng là lúc phấn hoa toả ra nhiều nhất. Đây là một thiệt thòi lớn đối với những bạn yêu hoa nhưng lại không chịu được hương đồng cỏ nội.


Qua Tang Online