Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Thăm làng bánh chưng cổ truyền ngày giáp Tết

Đăng lúc 10:11 ngày 21/01/2014
Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh chưng.
 
Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh chưng. div class="main-detail-content">

Các thế hệ trong gia đình ông Nguyễn Văn Quân dồn hết cái tâm, sự chăm chỉ vào từng chiếc bánh chưng
Các thế hệ trong gia đình ông Nguyễn Văn Quân dồn hết cái tâm, sự chăm chỉ vào từng chiếc bánh chưng

Năm nào cũng vậy, từ Rằm tháng Chạp cho đến 30 Tết, các gia đình chuyên làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc đều thức trắng đêm bên những nồi bánh nghi ngút khói thơm nồng mùi gạo nếp, đỗ xanh, lá rong…

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh chưng. Đôi bàn tay khéo léo của người dân làng bánh chưng đã gói nên những chiếc bánh vuông vức, dẻo thơm có mặt trên bàn thờ gia tiên hay mâm cơm của biết bao gia đình mỗi khi xuân về Tết đến. Hàng năm cứ đến tháng Chạp, đi đến con ngõ nào của làng cũng bắt gặp màu xanh mướt của lá rong, sắc trắng ngần của lạt buộc, hít hà thấy mùi thơm nồng của gạo nếp, đỗ xanh, cảm nhận rõ vị béo béo của những thớ thịt mỡ đã ngấm gia vị…

Ông trưởng thôn Tranh Khúc cho biết, cả làng có khoảng 215 hộ làm bánh chưng, nghề làm bánh được các gia đình lưu giữ và tiếp nối qua nhiều thế hệ. Bánh chưng Tranh Khúc không chỉ được giao bán ở các tỉnh lân cận mà còn theo chân nhiều Việt kiều tới những đất nước xa xôi trên thế giới. “Bánh chưng do người làng chúng tôi làm đã mang không khí Tết truyền thông đến cho cộng đồng người Việt ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này khiến người dân Tranh Khúc rất vui và tự hào”.

Tới thăm gia đình ông Nguyễn Văn Quân gia đình có truyền thống bốn đời làm bánh chưng những ngày giáp Tết, PV thấy chất đầy trong các gian nhà là nguyên liệu làm bánh. Trong khoảng sân rộng của gia đình ông, mọi người ngồi quây tròn xung quanh những mẹt lá rong, những chậu gạo nếp và nhân bánh. Chỉ trong nháy mắt, đôi bàn tay khéo léo của mọi người đã gói xong chiếc bánh trưng vuông vắn, lạt buộc chắc chắn.

Để có được chiếc bánh chưng ngon, theo ông Quân khâu chọn nguyên liệu phải thật kỹ càng, kỹ từ chiếc lạt buộc cho đến gạo nếp, đỗ xanh. Gạo gói bánh là gạo nếp cái hoa vàng hay nếp nhung hạt đều, chắc mẩy được nhập từ những vùng có thổ nhưỡng tốt như Hải Dương, Nam Định. Lá rong được chuyển từ mạn ngược về phải là lá bánh tẻ, các tàu đều nhau, màu xanh mướt… Khi đầy đủ nguyên liệu là lúc người dân Tranh Khúc dùng sự khéo léo, kinh nghiệm cha truyền con nối của mình cho những khâu tiếp theo.

lang-banh-trung-tranh-khuc1

 Nhân bánh bao gồm đỗ xanh, thit ba chỉ được người dân nặn chắc tay trước khi đem gói

Trung bình vào vụ Tết, các gia đình làm bánh ở Tranh Khúc tiêu thụ khoảng 3000 chiếc bánh/tháng, gia đình nào bán chạy có thể gấp đôi con số trên. Nếu so sánh về tài gói bánh nhanh thì không đâu có thể vượt qua người dân nơi đây, nếu nhanh tay một người có thể gói được 120 chiếc bánh chỉ trong một giờ đồng hồ. Mặc dù các gia đình ở đây đều rất lão luyện với nghề nhưng hầu như nhà nào cũng phải huy động thêm nhân công vào vụ Tết.

“Nhà tôi làm bánh chưng quanh năm, các công đoạn đều được phân công rõ ràng. Ngày bình thường thì chỉ cần người trong nhà làm là đủ bánh bán nhưng đến tháng Tết nhiều người đặt bánh quá nên phải thuê thêm người” – ông Quân chia sẻ. “Nhiều lúc trộm nghĩ, người làm bánh chưng không khác người chăm con mọn là mấy. Phải toàn tâm toàn ý ở mọi công đoạn mới có được chiếc bánh rền, dẻo thơm. Mùa Tết, nhà nào làm bánh chưng hầu như không được ngủ. Mọi người phải làm luôn chân, luôn tay. Nhà bếp chẳng lúc nào ngơi tiếng nước nước luộc bánh sôi ùng ục, mùi bánh thơm quyện lẫn vào tóc vào da thit của người làng”.

lang-banh-trung-tranh-khuc2

Những chiếc bánh chưng vuông vắn sẽ theo chân người đi muôn ngả, mang cái Tết truyền thống đến các gia đình

Giá một chiếc bánh chưng ở ở đây dao động từ 20 nghìn cho tới 70 nghìn tùy theo kích cỡ, trọng lượng của bánh. Dù to hay nhỏ, hương vị của bánh cũng đều như nhau. Năm nay, giá cả các mặt hàng trên thị trường đều tăng mạnh nhưng các hộ làm bánh cho biết giá bánh chưng Tranh Khúc hầu như giữ nguyên, nếu có khách đặt làm theo yêu cầu của họ như tăng đỗ hay thịt thì giá sẽ nhỉnh lên nhưng không đáng kể.

lang-banh-trung-tranh-khuc3

Dù Tết đến người dân Tranh Khúc vẫn không quên gói những cặp bánh chưng nhỏ xinh mang ra chợ bán hay làm quà cho trẻ con

Trước sự tác động của cơn bão khủng hoảng kinh tế, làng bánh chưng Tranh Khúc năm nay không được nhộn nhịp như những năm trước. Dù có không nhiều người bán buôn về làng đặt hàng nghìn chiếc bánh, dù tiếng xe chở lá rong, gạo nếp có vẻ ít đi nhưng được ngắm nhìn cảnh người Tranh Khúc cặm cụi bên những chiếc bánh chưng xanh lại thấy mùa xuân rộn ràng trong tim. Những chiếc bánh đượm tình người Tranh Khúc là một trong những yếu tố giúp lưu giữ vẻ đẹp Tết Nguyên Đán, nhắc nhở thế hệ trẻ về những giá trị truyền thống của dân tộc.




Qua Tang Online