Xách ba lô lên đi tìm người bạn biết bay
Đăng lúc 18:21 ngày 25/02/2014
Cưỡi xế đi qua những con đường nhỏ và những cây cầu sắt “cổ”, chúng tớ đến với khu du lịch Gáo Giồng (Cao Lãnh, Đồng Tháp) để “kết thân” với những người bạn biết bay…
Cưỡi xế đi qua những con đường nhỏ và những cây cầu sắt “cổ”, chúng tớ đến với khu du lịch Gáo Giồng (Cao Lãnh, Đồng Tháp) để “kết thân” với những người bạn biết bay…
Xứ sở của chim nước
Hai bên đường dẫn đến khu du lịch sinh thái Gao Giồng là những con kênh đầy ắp vịt trời, bìm bịp và vườn cây xanh um… Khung cảnh yên bình làm chúng tớ có cảm giác như đang tiến vào một đường hầm xanh hun hút.
Nhưng chỉ sau khoảng 30 phút vừa đi vừa ngắm cảnh, chúng tớ đa đặt chân đến cổng và “xí” ngay một vé (rẻ bất ngờ, 10k/ lượt), “đột nhập” xứ sở của chim. Tại đây, có 15 loại chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như: cồng cộc, trích mồng đỏ, le le, vịt trời, điên điển, diệc… mà nhiều hơn hết là loại cò trắng. “Dân số” có đến hàng chục nghìn con khiến rừng tràm Gao Giồng “ẵm” danh hiệu là vườn có lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.
Còn gì tuyệt vời bằng được nằm võng đung đưa giữa rừng tràm bạt ngàn cây lá, ngắm cò trắng bay ngang. “Xi tret” vì một tuần học tập căng thẳng được thổi bay từ khi nào không biết!
Chèo xuồng ba lá đi vào rừng
Đến nơi, tớ vừa nằm võng vừa nhâm nhi trà tim sen, măm hạt sen rang, còn đám bạn tớ thì ngồi xem phim giới thiệu khu du lịch và câu cá. Lúc gọi tính tiền thì chị tiếp tân lắc đầu cười: “Hoàn toàn miễn phí nha mấy cưng!”, làm tụi tớ tít mắt cười toe.
Sau khi nghỉ trưa, chúng tớ thuê xuồng ba lá đến sân chim với giá 20 - 30k/xuồng. Vì teen miền Tây tụi tớ đã quá quen với xuồng ba lá nên xin được tự chèo xuồng vào rừng. Chị hướng dẫn viên sau khi “thẩm định” tài nghệ của chúng tớ cũng gật đầu đồng ý, nhưng vẫn đi theo để giám sát.
Chưa hết, chúng tớ còn được leo 3 tầng xanh lên đài quan sát cao 18m để chiêm ngưỡng màu xanh bạt ngàn của tràm, lúa, năng, lác… Từng đan cò, cồng cộc, diệc… và nhiều “cư dân” khác đi kiếm ăn hoặc trở về tổ. Chim lượn vòng vòng trên đầu khiến chúng tớ hơi mỏi cổ xíu để ngắm nhìn các “bạn i”.
Đặc sản ngon tuyệt cú mèo
Kết thúc chuyến đi, chúng tớ quay lại “nhà hàng” để vỗ về bao tử trước khi ra về. Gọi là “nhà hàng” cho sang chứ thực ra là những chòi dựng trên ao sen nhưng rất thơ mộng và mát mẻ. Đúng chất miền Tây nhé!
Thực đơn lại rất phong phú với rất nhiều món ăn dân dã: cơm hạt sen, chuột đồng nướng, cá lóc nướng trui… Chúng tớ nhớ nhất là món cơm huyết rồng nấu lá sen non có vị ngọt và bùi nhờ tinh chất hạt sen và mè. Giá lại khá rẻ: chỉ 18k/gói cho 2 đến 4 người ăn.
Vang danh đặc sản miền sông nước chính là món cá lóc nướng trui gói lá sen. Vị ngòn ngọt của thịt cá vừa chín nóng hổi, miếng cà chua chua, dưa leo mát quyện với vị đăng đắng của lá sen non. Teen cuộn tất cả lại và ăn kèm với mắm me chua chua, đưa lên miệng cắn một phát tê tái từ đầu lưỡi tới khi nó chui tọt vào trong bụng luôn...
*********
Thông tin cần biết:
Thành phố Cao Lãnh là đô thị vùng sông nước Đồng Tháp Mười, cách TP.HCM 154km và thành phố Cần Thơ 80km. Đi xe khách đến Cao Lãnh từ Bến xe miền Tây (TP.HCM) chỉ mất 3 tiếng với giá tầm 90k - 100k/lượt.
Từ Cao Lãnh có hai cung đường dẫn teen vào Khu du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng: đi tắc ráng từ cầu Bình Trị (một dạng ghe, xuồng) mất khoảng 40 phút hoặc đi đường bộ khoảng 20km hướng về xã Tân Nghĩa. Vé vào cổng chỉ 10k/lượt thôi.
Bookkhachsan.com - Theo muctim.com.vn