Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Bạn cần biết

Bà Chúa Ba chùa Hương - hiện thân của đức Quan Âm bồ tát

Đăng lúc 09:14 ngày 25/06/2013

Cứ mỗi độ xuân về thì du khách cả nước lại nô nức về đây trẩy hội, thắp một nén hương thơm cầu mong người mẹ của tâm linh luôn che chở cho họ được bình an, hạnh phúc trong cuộc sống và tiếp thêm sức mạnh cho mọi người vượt qua những khó khăn. Đó là đức Quan Âm Bồ tát hay còn gọi là Bà Chúa Ba.


 
  • Bà Chúa Ba - dòng dõi vua chúa
     
    Theo phật thoại ngày xưa, vào đời vua Dịêu Trang Vương ở nước Hương Lâm kể rằng: thời trị vì nhà vua không có con để kế vị ngai vàng nên nhà vua bèn đến miếu Tây Nhạc cầu tự. Lòng thành nhà vua cảm động tới Thiên Đế. Nhân lúc ở dưới trần gian có gia đình họ thị có 3 người con trai bị Ngọc Hoàng giáng tội vì gia đình ăn ở không tốt và cho nhốt vào ngục tối. Được tin ở hạ giới có nhà vua đang cầu xin con nên Nam Tào xin Ngọc Hoàng cho 3 anh em họ thi đầu thai vào gia đình nhà vua, nhưng phải chuyển kiếp thành nữ giới.
     
    Thế rồi thời gian trôi qua Hoàng Hậu cũng mang thai. Nhưng sau nhiều năm sinh nở, Hoàng Hậu chỉ sinh được 3 người con gái và đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diêu Thiện. Vì không sinh được con trai để nối ngôi nên nhà vua rất buồn phiền. Rồi thời gian qua đi, các công chúa cũng đã khôn lớn. Trong 3 cô công chúa thì Công Chúa thứ ba vừa đẹp người lại vừa đẹp nết lại có tâm hướng thiện sâu sắc, nàng chỉ mong được xuất gia tu hành.
  • 2
    Một lòng tu đạo - gian truân khổ cực
     
    Theo phật thoại ngày xưa, vào đời vua Dịêu Trang Vương ở nước Hương Lâm kể rằng: thời trị vì nhà vua không có con để kế vị ngai vàng nên nhà vua bèn đến miếu Tây Nhạc cầu tự. Lòng thành nhà vua cảm động tới Thiên Đế. Nhân lúc ở dưới trần gian có gia đình họ thị có 3 người con trai bị Ngọc Hoàng giáng tội vì gia đình ăn ở không tốt và cho nhốt vào ngục tối. Được tin ở hạ giới có nhà vua đang cầu xin con nên Nam Tào xin Ngọc Hoàng cho 3 anh em họ thi đầu thai vào gia đình nhà vua, nhưng phải chuyển kiếp thành nữ giới.
     
     
    Thế rồi thời gian trôi qua Hoàng Hậu cũng mang thai. Nhưng sau nhiều năm sinh nở, Hoàng Hậu chỉ sinh được 3 người con gái và đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diêu Thiện. Vì không sinh được con trai để nối ngôi nên nhà vua rất buồn phiền. Rồi thời gian qua đi, các công chúa cũng đã khôn lớn. Trong 3 cô công chúa thì Công Chúa thứ ba vừa đẹp người lại vừa đẹp nết lại có tâm hướng thiện sâu sắc, nàng chỉ mong được xuất gia tu hành
  • 3
    Đắc đạo hóa Quan âm bồ tát
     
    Sau 9 năm tu hành bà đã có nhiều phép thuật, được chư phật kính trọng và tôn bà là Bồ Tát Quán Thế Âm (còn có tên gọi: Bà Chúa Ba) ứng với mong ước của bà tu hành là để độ cho chúng sinh được an bình.
     
     
    Cùng lúc đó tại quê nhà, nhà vua thì lâm bệnh nặng, đất nước thì loạn lạc vì sự tranh giành ngôi báu của 2 người con rể. Thấy vua cha như vậy, Bà Chúa Ba đã cải trang đến chữa bệnh cho nhà vua và giúp gia đình tránh khỏi cảnh loạn lạc. Vì để chữa bệnh cho vua cha mà bà đã chặt tay, móc mắt để làm thuốc chữa bệnh. Sau khi vua cha khỏi bệnh bà lại quay lại động Hương Tích để tu hành. Khi nhà vua đã khỏi bệnh và đất nước cũng trở lại thái bình, nhà vua đã dò hỏi và dẫn cả gia đình tới động Hương Tích để cảm tạ, lúc đó nhà vua mới nhận ra người chữa bệnh cho mình chính là Công Chúa thứ ba ngày xưa mà mình đã hắt hủi. Cả nhà khi nhìn thấy Bà Chúa Ba bị mất cả tay và mắt thì rất đau lòng, nhưng bà khuyên mọi người đừng quá đau lòng vì bà đã mãn nguyện tu hành. Sau bao nhiêu năm xa cách gia đình mới được đoàn tụ, lúc này nhà vua thức tỉnh và mong được xuất gia tu hành để được chuộc lại lỗi lầm. Thấy tấm lòng của cả gia đình bà như vậy chúa trời đã hóa phép cho bà được trở lại như xưa.
     
    Cảm động trước tấm lòng của cả gia đình một lòng hướng thiện tu hành, chúa trời đã sắc phong cho Công Chúa thứ ba là Quán Thế Âm Bồ Tát, Công Chúa thứ nhất là Văn Thù Bồ Tát, Công Chúa thứ hai là Phổ Hiền Bồ Tát, nhà Vua là Thiện Thông Bồ Tát, Hoàng Hậu là Khuyến Thiện Bồ Tát.
     
    Vậy là cả gia đình Bà Chúa Ba được vinh hiển thơm tho lưu truyền hậu thế và trở thành một nét đẹp của văn hóa dân tộc. Dân gian còn lưu truyên câu thơ:
     
    Rằng trong bể nước nam ta
     
    Chùa Hương có Đức Phật Bà Quan Âm.
     
     Ở Chùa Hương còn có một nơi hiện giờ vẫn lưu truyền thờ phụng gia đình Bà Chúa Ba đó là Động chùa Tiên Sơn – Chùa Hương.
     
    Sưu tầm



Qua Tang Online