Hà Giang: Huyền ảo dòng thác nhũ hang Đán Pióong
Đăng lúc 18:55 ngày 17/06/2014
Một ngày làm muối của người dân Diêm Điền bắt đầu từ sáng sớm. Đầu tiên là công đoạn làm đất. Người dân ngâm cát cùng nước biển, sau đó đem cát san đều, phơi trên ruộng đất và tưới nước biển lên sân phơi, rắc muối mồi. Khi cát khô, trên từng hạt cát sẽ kết tinh từng hạt muối nhỏ.
Giữa trưa nắng, từ 12h đến 1h là khoảng thời gian người dân sử dụng công cụ đo độ mặn nước biển (Khúc xạ kế đo độ mặn) để xác định nồng độ muối. Công việc này góp phần đảm bảo chất lượng và sản lượng muối được ổn định. Nồng độ mặn của nước biển đạt từ 25 – 30 độ nước mới đông kết thành muối.
Thu hoạch muối
Dưới ánh nắng hè gay gắt, trên từng thửa ruộng “trồng” muối, những người dân phơi mình trong cái nắng om da cháy thịt để có được thành quả lao động vất vả. Họ vui mừng vì được lao động trong cái nắng bỏng rát ấy, vì vụ mùa sẽ bội thu, hạt muối sẽ càng trắng trong. Ngược lại, nếu có cơn mưa bất chợt rơi xuống xem như uổng công vô ích, người nông dân lại phải bắt đầu lại quy trình từ đầu.
Khoảng 14h mỗi ngày, muối bắt đầu kết tinh trên đồng, nhà nông hối hả thu hoạch muối. Muối được gom lại thành từng ụ trắng tinh phản chiếu xuống mặt ruộng tạo nên bức tranh độc đáo. Từng ụ muối được đưa lên bờ cho bốc hết hơi nước và đóng vào bao.
Cánh đồng muối trải dài trắng tinh dưới nắng.
Vất vả là vậy nhưng những người dân miền biển vẫn cần mẫn với nghề. Một lần đến và cảm nhận mới thấy trân trọng những hạt muối biển mặn mòi và yêu thêm những người dân lao động trên những cánh đồng muối trắng.
Biển Diêm Điền còn nổi tiếng với mắm cáy ngon tuyệt hảo. Người dân Thái Thụy thường mời khách đến chơi nhà những món ăn đặc sản của vùng như gỏi nhệch, sứa chua, gỏi sứa, canh ron… Du khách đến đây có thể kết hợp du lịch rừng ngập mặn Thụy Trường, đình An Cổ, phủ thờ chúa Muối và khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh.
Theo Vnexpress