Hồi sinh
Đăng lúc 13:24 ngày 07/08/2013
Venice là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách trên thế giới với vẻ đẹp ấn tượng của tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc hay đơn giản là sự giản dị, nhẹ nhàng của con người và cuộc sống nơi đây. Tuy nhiên, với một mạng lưới kênh rạch và giao thông đường thủy phức tạp, đồng thời Venice là một vùng đất thấp, một số tòa nhà và công trình kiến trúc của thành phố đã bị lún và hư hại nghiêm trọng do mực nước biển dâng cao. Năm 2008, một trận lũ lớn đã tấn công khiến thành phố bị hư hại rất nhiều, chính quyền thành phố đã phải chi hàng chục triệu USD để tu sửa. Các nhà khoa học dự đoán mực nước biển chỉ cần dâng cao thêm 1m nữa, cả thành phố Venice sẽ bị nhấn chìm.
2. Amsterdam, Hà Lan:
Hà Lan là một đất nước nằm trong vùng đất thấp và thực tế ¼ đất nước này nằm dưới mực nước biển. Mặc dù được bảo vệ bởi một hệ thống đê điều lớn, nhưng thủy triều ngày càng tăng cao và điều kiện thời tiết bất ổn, người Hà Lan có một lý do chính đáng để lo lắng về đất ở và cuộc sống của họ. Cũng giống như Venice, Amsterdam cũng có một hệ thống đường thủy chằng chịt trong thành phố, và sẽ bị nước biển bao phủ nếu mực nước biển dâng thêm 2m nữa. Theo ước tính, khoảng 150 năm nữa, thành phố xinh đẹp này sẽ bị nhấn chìm trong biển.
3. Hamburg, Đức:
Thành phố lớn thứ 2 của Đức nằm trên một vùng lũ của sông Elbe, cách bờ biển phía Bắc chỉ 100km. Mặc dù được bảo vệ bởi một hệ thống đê điều phòng lũ vững chắc, nhưng thành phố này vẫn thường xuyên bị ngập lụt do mưa nhiều và thủy triều do mực nước biển liên tục dâng cao. Năm 2002, thành phố đã bị thiệt hại ước tính khoảng 20.8 triệu USD do lũ lụt gây ra.
4. St Petersburg, Nga:
Thành phố thủ đô cũ của nước Nga, được mệnh danh là “Venice của phương Bắc” nằm trên một loạt các hòn đảo nối với nhau bằng nhiều cây cầu và nằm ở cửa con sông Neva hung dữ. Chính bởi vậy, ngay từ khi thành lập, thành phố này đã thường xuyên phải hứng chịu những trận lũ lụt và nước biển dâng, trong những năm gần đây còn trở nên thường xuyên và nguy hiểm hơn. Mặc dù phải tốn rất nhiều tiền nhưng Nga vẫn phải đầu tư xây dựng hệ thống rào cản bảo vệ thành phố và hệ thống cảnh báo lũ. Nếu không có hệ thống này, chắc chắn St. Petersburg sẽ nằm trong biển nước.
5. Los Angeles, Mỹ:
Là một thành phố ven biển, đồng thời là nơi tập trung của các ngành công nghiệp, thành phố đông dân này đứng trước nguy cơ ngập lụt rất lớn mặc dù trong vòng 200 năm nữa, nước biển với bắt đầu có thể nhấn chìm nó. Theo một số nghiên cứu mực nước biển Thái Bình Dương của Đại học Nam California, bờ biển của Los Angeles đang dần bị nước biển ăn sâu vào trong, đồng nghĩa với việc một số công trình và tòa nhà ven biển có nguy cơ bị phá hủy nặng nề bởi lũ lụt.
6. San Francisco, Mỹ:
Là một thành phố khác của bang California, San Francisco được hình thành trên một bán đảo hình cung, bởi vậy nó được biết đến với cây cầu nổi tiếng Golden Gate hùng vĩ, nhiều kiến trúc ấn tượng và cảnh quan xinh đẹp. Mặc dù cả bang California được bao quanh bởi các dãy núi cao, nhưng San Francisco rất khó để bảo vệ bởi địa hình và nguy cơ nước biển dâng cao.
7. New Orleans, Mỹ:
New Orleans là thành phố bị tổn thất và thiệt hại do lũ lụt cao nhất của Mỹ. Sự tàn phá do con sông Mississippi trong những năm gần đây thực sự khiến người dân nơi đây luôn phải đối mặt với sự đe dọa của các cơn bão ngày càng hung dữ. Cơn bão Katrina năm 2005 chính là một minh chứng cho sự đe dọa này bởi nó đã đánh sập hàng ngàn căn nhà, hàng trăm người thiệt mạng và toàn thành phố gần như chìm trong biển nước. Sau cơn bão này, chính quyền thành phố đã phải chi mạnh tay vào việc xây dựng hệ thống phòng lũ với một chuỗi các đê đập, kênh mương để đối phó với các thiên tai trong tương lai.
8. Nam London, Anh:
Do thành phố được xây dựng quanh cửa sông Thames, phần lớn diện tích thành phố, đặc biệt là phía Nam và phía Tây là một đầm lầy, có nghĩa là phần đất ở đây đã hấp thu quá nhiều nước. Chính bở vậy, nếu nước biển dâng và làm nước sông tràn vào thành phố, cả khu vực Nam London sẽ ngập hoàn toàn trong nước.
9. Thượng Hải, Trung Quốc:
Thượng Hải là một trong những thành phố của Trung Quốc có nguy cơ bị nước biển dâng, bên cạnh Quảng Châu, Hồng Kông và Thâm Quyến. Với tốc độ như hiện tại, khoảng 400 năm nữa, nước biển sẽ dâng cao thêm 6.5m, cộng với những trận triều cường, mưa lớn, bão lũ luôn rình rập, điều này có nghĩa là toàn bộ thành phố sẽ trở thành sông.
Thường Đỗ